Tôm Cảnh Mini Và Cách Chăm Sóc Đúng Kỹ Thuật

theo-doi-tepcanhdep-tren-google-new
Tôm Cảnh Mini Và Cách Chăm Sóc Đúng Kỹ Thuật

Hiện nay, tôm cảnh mini được nhiều người lựa chọn nuôi như một loại thú cưng. Nhưng không phải ai cũng biết chăm sóc tôm cảnh cho thật hợp lý nhất. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn các kỹ thuật để chăm sóc tôm cảnh mini tốt nhất.

Mục Lục

Giới thiệu chung về tôm cảnh mini

Tôm Cảnh Mini Và Cách Chăm Sóc Đúng Kỹ Thuật

Tôm cảnh mini chỉ có kích thước cơ thể khoảng là 1cm cho đến 2cm. Chúng sở hữu khá nhiều màu sắc như là vàng, xanh, đỏ, tím, trắng,… Có đầy đủ 8 chân, 2 càng và 2 râu. Thức ăn chính của tôm cảnh mini cũng là ngoài tự nhiên là xác cá, động vật, cây thuỷ sinh. Cũng có một số trường hợp tôm kiểng ăn cả thịt đồng loại của mình.


Các loại tôm cảnh mini được bày bán khá nhiều ở thị trường Việt Nam, ngày càng trở nên phổ biến. Chúng cũng không đòi hỏi quá cao về điều kiện sống, nhưng đủ các yếu tố như là nhiệt độ 20 – 30oC và Độ pH từ 6.5 – 8.2.

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi tôm cảnh mini tại nhà

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi tôm cảnh mini tại nhà

Nuôi tôm cảnh mini không quá khó, nhưng để nó phát triển được khỏe mạnh và đẹp nhất thì bạn cũng cần đáp ứng các tiêu chí cơ bản như hồ nuôi, nhiệt độ, thức ăn,…

Nước nuôi tôm

Bởi vì tôm cảnh mini là loài sống ở nước ngọt nên là khá dễ nuôi, bạn có thể sử dụng nhiều nguồn nước khác nhau như ao hồ, sông suối hoặc nước máy. Nhưng tất nhiên cần phải xử lý nước để loại bỏ cặn bẩn và CLO (trong nước máy). Cần duy trì được chất lượng nguồn nước nuôi tôm tốt, nhiệt độ từ 20 – 30 độ C với độ pH trung bình từ 6.5 – 8.2 là thích hợp nhất.

Bạn cần nhớ phải thay nước cho bể nuôi tôm cảnh mỗi 1 hoặc 2 tuần một lần. Mỗi lần thay nước cho tôm cảnh mini sẽ khoảng từ 20 – 30% lượng nước đang có trong hồ.

Dụng cụ trong bể nuôi tôm

Trung bình mỗi con tôm cảnh sẽ cần từ khoảng 5 cho đến 10 lít nước. Do đó, bạn cần phân bổ lượng tôm trong bể nuôi thật phù hợp nhất. Trong bể nuôi tôm cảnh mini, cũng cần bổ sung thêm các vật trang trí khác như là ,ống sứ, lũa ống,… Những vật này vừa có tác dụng trang trí, vừa giúp cho tôm cảnh ẩn nấp. Bởi tính cách của loài tôm cảnh khá nhút nhát, nên chúng thường có xu hướng thích ẩn nấp và nghỉ ngơi.

Trong bể nuôi tôm cảnh, bạn cũng có thể trồng thêm một số cây thuỷ sinh như là ráy hoặc là lan nước. Kết hợp thêm các loại sỏi suối, đá thuỷ sinh để tạo một môi trường sống thật là thân thiện cho tôm cảnh. Cũng đừng quên trang bị thêm hồ nuôi tôm của bạn 1 bộ lọc, 1 máy oxy và một đèn chiếu sáng, chỉ cần loại bình thường. Nó sẽ giúp cải thiện chất lượng nước nuôi tôm, cũng như cung cấp đủ dưỡng khí để tôm phát triển.

Thức ăn cho tôm cảnh mini

Tôm cảnh mini là loài ăn tạp, cho nên nó có thể thưởng thức rất nhiều loại thức ăn khác nhau. Để nuôi tôm cảnh tại nhà có màu đẹp nhất, bạn cần chú ý cung cấp cho chúng 3 loại thức ăn sau đây.

  • Thức ăn tươi sống dành cho tôm cảnh mini như là Thịt, Cá hoặc các loại tôm tép luộc, trùn chỉ, Artemia,…
  • Những loại thức ăn từ thực vật như là rong rêu, bắp cải luộc, cây thủy sinh, viên tảo, lá dâu, lá bàng khô, cà rốt, dưa leo,…
  • Các loại thức ăn khô công nghiệp dành cho tôm cảnh, nó sẽ bổ sung nhiều vitamin để tôm cảnh lên màu đẹp nhất.

Lưu ý rằng, nếu bạn cho tôm cảnh ăn các loại lá cây, thì cần phải vệ sinh sạch sẽ để loại bỏ nấm bệnh trước khi cho tôm ăn nhé.

Theo kinh nghiệm cũng những người nuôi tôm cảnh lâu năm, bạn cần chia cho các bữa cho tôm cảnh ăn. Duy trì một khung giờ ăn cố định để tôm cảnh ổn định thói quen. Khi tôm cảnh đã ăn xong, cần phải vệ sinh thức ăn thừa để tránh ô nhiễm nguồn nước.

Xem thêm: Thức Ăn Cho Tôm Cảnh Bổ Sung Dinh Dưỡng, Phát Triển

Chăm sóc khi tôm cảnh lột vỏ

Trong quá trình phát triển của một con tôm cảnh, nó sẽ phải trải qua sự lột xác 11 – 12 lần. Cũng tùy thuộc vào yếu tố môi trường sống là số lần lột vỏ là nhiều hay ít. Dấu hiệu để bạn nhận biết tôm cảnh đang chuẩn bị lột vỏ chính là trên phần vỏ tôm xuất hiện vài đốm trắng ở phần tiếp giáp giữa cổ và đầu con tôm.

Thường thì giai đoạn tôm cảnh chuẩn bị lột vỏ chúng sẽ ăn khá ít, hoặc cũng có thể là bỏ ăn. Chúng cần một không gian thật yên tĩnh để tập trung cho quá trình lột vỏ của mình.

Để tôm cảnh mini lột vỏ được an toàn và nhanh chóng, bạn cần chú ý một số điều sau:

  • Cần tạo một môi trường thật yên tĩnh cho tôm cảnh chuyên tâm lột vỏ, điều này sẽ tránh được tình trạng rụng càng hoặc tổn thương đến phần cơ.
  • Trong khoảng thời gian vài ngày tôm cảnh lột vỏ, bạn cần bổ sung thêm cho chúng Artemia giúp cung cấp đạm, hỗ trợ mau lột vỏ nhanh hơn.
  • Sau khi tôm cảnh đã lột vỏ thành công, cũng cần phải bổ sung thêm các loại khoáng chất và Oxy trong nước để vỏ tôm mau cứng lại.

Trên đây là những chia sẻ của https://tepcanhdep.com/ về kiến thức chăm sóc tôm cảnh mini. Rất mong với những điều này, sẽ giúp bạn biết cách chăm sóc tôm cảnh tốt nhất.

5/5 - (1 bình chọn)
logo-tepcanhdep

Nhài Nguyễn

Xin chào mình là Nhài Nguyễn đang là tác giả tại tepcanhdep.com cập nhật đầy đủ chi tiết nhất về cách nuôi, cách chăm sóc cho tép cảnh, tôm cảnh. Cập nhật tin tức, kiến thức giúp các bạn có thể nuôi, chăm 1 bể thủy sinh đầy tép cảnh đẹp

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*