Hướng Dẫn Cách Nuôi Tôm Cảnh Thủy Sinh Đúng Kỹ Thuật

theo-doi-tepcanhdep-tren-google-new
Vài nét cơ bản về tôm cảnh thủy sinh

Nuôi tôm cảnh thủy sinh ngày càng phổ biến, được nhiều người yêu thích. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn cách nuôi tôm cảnh thủy sinh đúng kỹ thuật, đơn giản nhất.

Vài nét cơ bản về tôm cảnh thủy sinh

Vài nét cơ bản về tôm cảnh thủy sinh

Tôm cảnh cũng sở hữu những đặc điểm giống với các loài thủy sinh nước ngọt khác. Điểm đặc biệt của tôm cảnh thủy sinh khiến nhiều người yêu thích nó chính là màu sắc vô cùng bắt mắt. Bên cạnh việc nuôi tôm cảnh thủy sinh vì thú vui tao nhã, mục đích của hầu hết mọi người là để trang trí không gian sống.

Nhưng mỗi loài tôm cảnh sẽ đòi hỏi điều kiện chăm sóc, môi trường sống khác nhau. Đặc biệt khi nuôi tôm cảnh thủy sinh, bạn cần tìm hiểu đến môi trường nuôi, thức ăn phù hợp cho chúng. Mặc dù tôm cảnh được đánh giá là loài nuôi khá dễ, nhưng nếu bạn không biết cách chăm sóc phù hợp thì chúng vẫn có nguy cơ chết.

Hướng dẫn cách nuôi tôm cảnh thủy sinh đúng kỹ thuật

Hướng dẫn cách nuôi tôm cảnh thủy sinh nước ngọt đúng kỹ thuật

Để sở hữu được những bể tôm cảnh thủy sinh đẹp và chất lượng nhất, bạn cần lưu ý một vài điều sau đây.

Chuẩn bị bể nuôi

Môi trường sống quyết định rất lớn đến sự phát triển và màu sắc của tôm cảnh. Do đó, bạn cần tạo một môi trường sống thuận lợi nhất, cung cấp đủ oxy cho tôm. Để làm được một hồ nuôi tôm cách hợp lý, bạn cần chú ý đến kích thước hợp lý.

Chúng ta cần bể nuôi tôm cảnh có kích thước rộng rãi, để chúng không xảy ra xung đột với nhau. Dưới đây bể bạn cũng cần phải rải thêm dung nham hoặc là sỏi cho tôm chơi đùa. Tôm cũng là loài khá dễ thích nghi với môi trường nên không quá cầu kỳ về các yếu tố bên ngoài.

Nhiệt độ thích hợp của một bể nuôi tôm cảnh thủy sinh là 20 độ cho đến 30 độ C, độ pH là 6,5 cho đến 8,2. Bên cạnh đó, cũng cần phải chuẩn bị một bộ lọc để cung cấp đầy đủ oxy cho tôm cảnh thủy sinh. Khi có bộ lọc, khoảng 2 tuần bạn sẽ thay nước cho tôm cảnh một lần. Nhưng nếu không có bộ lọc thì cần thay nước cho bể tôm cảnh mỗi tuần. Mỗi lần thay nước chỉ khoảng 30% lượng nước ở trong bể.

Bởi đặc điểm của tôm cảnh thủy sinh là vô cùng thích ẩn náu, nó đó bạn cần chuẩn bị các khúc gỗ, ống nhựa, nhà gốm để cho tôm vui đùa. Những thiết bị này không chỉ giải tỏa stress cho tôm cảnh, mà còn giúp trang trí bể thủy sinh đẹp hơn.

Xem thêm: Kiến Thức Nuôi Tôm Cảnh Crayfish Chuẩn Đẹp Nhất

Lựa chọn tôm cảnh

Giống tôm cảnh tốt sẽ giúp quá trình nuôi hiệu quả, hạn chế tình trạng bị chết. Hiện nay trên thị trường bán rất nhiều loại tôm kiểng với mức giá khác nhau. Bạn nên chọn những con tôm bơi khỏe và năng động. Hơn nữa, nó cần phải leo trèo nhanh và còn nguyên 2 càng + 8 chân. Nên chọn những con tôm kiểng giống có màu đỏ hoặc cam, xanh, trắng lạ mắt. Tất nhiên là chỉ nên chọn mua tôm cảnh ở những nơi uy tín, đã có kiểm dịch.

Thức cho tôm cảnh thủy sinh

Thức ăn của tôm cảnh thủy sinh khá đa dạng, vì nó là loài ăn tạp. Thức cửa tôm kiểng chủ yếu là bắp cải luộc, hạt khô, trùng chỉ, rong rêu, cá nhỏ,… Bởi vì tôm cảnh rất yêu thích hoạt động, tìm kiếm thức ăn ở lớp tầng đáy. Nên bạn cần chọn những loại thức ăn dạng chìm, để chúng dễ tiếp cận hơn.

Hoặc là bạn cũng có thể thiết kế cho thức ăn vào một cái thanh như đinh hay chùm thả xung quanh tôm. Nhớ rằng, sau khi tôm ăn xong bạn cần vệ sinh sạch thức ăn còn dư thừa để không làm ô nhiễm môi trường nước.

Mỗi ngày, bạn cần chia nhỏ lượng thức ăn cho tôm nhiều lần. Nếu nuôi tôm cảnh chung với cá, nên lựa chọn loài cá hiền lành. Tránh tình trạng cá tranh giành môi trường sống và thức ăn của tôm cảnh.

Chăm sóc tôm cảnh thủy sinh lúc lột vỏ

Dấu hiệu để nhận biết một con tôm cảnh thủy sinh sắp lột vỏ chính là kích thước của nó nhỉnh lên. Thông thường trước khi tôm lột vỏ chúng sẽ có dấu hiệu bỏ ăn một ngày. Sau đó, trên vỏ tôm chỗ gần mắt xuất hiện hai đốm trắng, cũng như là phần tiếp giáp giữa đầu và cổ tôm. Thời gian tôm lột vỏ là vô cùng nhạy cảm, bạn chú ý không để vật sắc nhọn làm tổn thương nó. Thường thì một con tôm cảnh sẽ lột vỏ khoảng 11 lần.

Thường thì những con tôm cảnh nuôi được 6 tháng thì chúng bắt đầu để trứng, tôm mẹ mất vài tuần để ôm bụng trứng. Việc trưởng thành của tôm con cũng khá dễ dàng, không cần đến sự chăm sóc đặc biệt nào cả.

Trên đây là những chia sẻ của https://tepcanhdep.com/ về cách nuôi tôm cảnh thủy sinh nước ngọt. Chắc chắn khi áp dụng các kiến thức này, bạn sẽ có một bể tôm cảnh đẹp và khỏe mạnh nhất.

logo-tepcanhdep

Nhài Nguyễn

Xin chào mình là Nhài Nguyễn đang là tác giả tại tepcanhdep.com cập nhật đầy đủ chi tiết nhất về cách nuôi, cách chăm sóc cho tép cảnh, tôm cảnh. Cập nhật tin tức, kiến thức giúp các bạn có thể nuôi, chăm 1 bể thủy sinh đầy tép cảnh đẹp

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*