Thức ăn là một yếu tố tác động lớn đến sự sinh trưởng, phát triển và vẻ đẹp của tôm cảnh. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn các loại thức ăn cho tôm cảnh đầy đủ dinh dưỡng, phát triển tốt nhất.
Mục Lục
Vài đặc điểm cơ bản về tôm cảnh
Cũng như nhiều loài thủy sinh khác, tôm cảnh cũng phù hợp sống ở môi trường nước ngọt. Một điểm đặc biệt của tôm cảnh mà nhiều người lựa chọn nuôi nó chính là chúng sở hữu màu sắc rất đa dạng. Do đó, nó đã trở thành thú cưng ở trong nhà, văn phòng, nơi làm việc,… Để giúp tăng thêm vẻ đẹp và sự sảng khoái cho không gian.
Nhưng mỗi loài tôm cảnh lại sở hữu đặc điểm, cũng như yêu cầu chăm sóc khác nhau. Do đó, bạn cần phải chú ý đến thức ăn, môi trường nuôi phù hợp cho mỗi loại tôm cảnh nhất. Mặc dù nuôi tôm cảnh không quá phức tạp, nhưng nếu bạn không nắm được các kiến thức cơ bản thì tôm cũng sẽ bị chết.
Những loại thức ăn cho tôm cảnh
Một điều vô cùng quan trọng khi nuôi tôm cảnh chính là chế độ ăn khoa học. Vậy những loại thức ăn cho tôm cảnh là gì? Thực chất tôm cảnh là loài ăn tạp, nên bạn có thể tìm thấy được thực phẩm thích hợp dành cho chúng. Để bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho tôm cảnh, thức ăn của nó được chia làm 3 loại chính.
- Thức ăn chính dành cho tôm cảnh như là cây thủy sinh, trùm chỉ, rong rêu, các loại cá, loại tép nhỏ,…
- Bên cạnh đó, tôm cảnh cũng cần bổ sung thêm các loại thức ăn khác như là ,viên tảo, lá dâu, dưa chuột, cà rốt,…
- Cùng với đó là cung cấp các loại thức ăn khô dành cho tôm cảnh, các viên tổng hợp, thức ăn công nghiệp bán nhiều trên thị trường.
Mỗi lần cho tôm cảnh ăn, bạn chỉ nên cho một lượng vừa đủ. Chia nhỏ các bữa trong ngày, tránh cho nhiều thức ăn vừa dư thừa lãng phí, vừa ô nhiễm nguồn nước. Với những loại thực phẩm tươi dành cho tôm cảnh, bạn nên ngâm nước muối và luộc sơ trước để đảm bảo vệ sinh. Còn các loại thức ăn công nghiệp, nên đọc hướng dẫn sử dụng và hạn dùng, đảm bảo đúng liều lượng cho chúng.
Xem thêm: https://tepcanhdep.com/tom-canh-crayfish/
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi tôm cảnh chuẩn đẹp
Sau khi đã biết thức ăn cho tôm cảnh là gì, bạn cũng cần tham khảo các kiến thức khác để nuôi tôm cảnh được khỏe đẹp nhất.
Lựa chọn giống tôm cảnh
Để nuôi tôm cảnh được hiệu quả, lựa chọn giống là việc làm hết sức quan trọng. Hiện nay, có rất nhiều loại tôm với đa dạng mức giá khác nhau, tùy theo sở thích và điều kiện kinh tế để chọn loại tôm cảnh thích hợp.
Bạn nên lựa chọn những con tôm cảnh sở hữu màu đỏ hoặc cam, xanh, trắng lạ mắt. Tất nhiên là cần chọn những con tôm cảnh bơi nhanh, khỏe mạnh và còn nguyên 2 càng + 8 chân. Chỉ nên tìm mua tôm cảnh ở những địa chỉ bán thủy sinh uy tín, được kiểm tra nguồn gốc, chất lượng rõ ràng.
Chuẩn bị bể nuôi
Tôm cảnh cần một lượng nước nuôi nhiều hơn tép cảnh, ví dụ như 20-40 lít nước thì chỉ nên nuôi từ 2-3 con tôm. Nếu bạn muốn nuôi nhiều tôm hơn thì cần phải lựa chọn một bể lớn hơn để tránh việc chúng tranh giành và đánh nhau. Ở đáy bể nuôi bạn cần chuẩn bị thêm 1 ít sỏi, nham thạch cho tôm chơi đùa.
Nhiệt độ thích hợp để nuôi tôm cảnh trong bể là 20-30 độ, còn độ pH là 6.5-8.2. Thực chất nuôi tôm cảnh cũng không cần quá nhiều thiết bị cầu kỳ. Nhưng bạn vẫn phải đảm bảo một bộ lọc trong hồ để cung cấp oxi. Trong trường hợp không có bộ lọc, bạn nên thiết kế thêm một mỏm đá, mỏm cây để tôm cảnh leo trèo nhô lên mặt nước.
Nếu sử dụng bộ lọc thì khoảng 2 tuần bạn sẽ phải thay nước cho tôm cảnh một lần. Còn nếu sử dụng bộ lọc, chỉ chỉ cần thay nước cho tôm cảnh 1 tuần 1 lần. Mỗi lần thay nước chỉ khoảng 30% lượng nước ở trong bể.
Bởi vì tập tính của tôm cảnh là thích lẩn trốn khi gặp nguy hiểm. Nên bạn cần bố trí thêm trong bể nuôi khúc gỗ mục, nhà gốm hoặc đoạn ống nhựa. Đây chính là nơi trú ẩn dành cho tôm cảnh, nó cũng giúp cho bể thủy sinh thêm phần đẹp hơn.
Không giống như tép cảnh, màu tôm cảnh không phụ thuộc quá nhiều vào ánh sáng. Chỉ cần nuôi trong môi trường thích hợp thì tự khắc màu của tôm cảnh sẽ đều và đẹp. Còn nếu bạn muốn bể thủy sinh của mình lộng lẫy hơn, có thể trang trí thêm hệ thống đèn, cây thủy sinh,…
Thức ăn cho tôm cảnh chiếm một tỷ lệ rất lớn trong việc nuôi dưỡng chúng có thành công hay không. Tùy rằng việc nuôi tôm cảnh không đòi hỏi quá nhiều về kỹ thuật. Nhưng bạn cũng nên tìm hiểu nguồn thức ăn, môi trường sống thích hợp để tôm cảnh đẹp và khỏe mạnh nhất. Cùng xem thêm: https://tepcanhdep.com/
Để lại một phản hồi