Nuôi Tép Cảnh Chung Với Cá Bảy Màu Và Những Lưu Ý

theo-doi-tepcanhdep-tren-google-new
Nuôi tép cảnh chung với cá bảy màu có được không?

Tép cảnh là loại sống theo bầy đàn, do đó chúng cũng dễ dàng thích nghi với nhiều loài khác. Rất nhiều người lựa chọn nuôi tép cảnh chung với cá bảy màu. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số lưu ý khi nuôi chung tép cảnh với cá bảy màu nhé.

Nuôi tép cảnh chung với cá bảy màu có được không?

Nuôi tép cảnh chung với cá bảy màu có được không?

Thân hình của tép cảnh khá nhỏ, nên chúng sẽ dễ bị các loại khác tấn công. Do đó, nhiều người thắc mắc rằng nuôi tép cảnh chung với cá bảy màu được không?

Câu trả lời là nuôi tép cảnh chung với cá bảy màu hoàn toàn được. Bởi tính tình của cá bảy màu khá hiền lành, chúng không có xu hướng tấn công các loài khác. Hơn nữa, cá bảy màu còn có ngoại hình vô cùng rực rỡ, nó kết hợp cùng tép cảnh sẽ tạo nên một bể thủy sinh vô cùng ấn tượng.

Thức ăn của cá bảy màu chủ yếu là rong, rêu, tảo hoặc là những ký sinh trùng trong nước. Nó hoàn toàn không gây hại hoặc tranh chấp lãnh thổ của tép cảnh. Cá bảy màu cũng được yêu thích bởi chúng khá dễ nuôi, không kén ăn và sinh đẻ nhiều.

Trong bể thủy sinh nuôi tép cảnh chung với cá bảy, bạn chú ý trồng thêm rong, rêu, tạo nhiều chỗ trú ẩn cho tép cảnh. Bởi hai loài này đều có sở thích ăn rong rêu, cũng như bơi đùa trong hồ thủy sinh.

Một số lưu ý cần biết khi nuôi tép cảnh chung với cá bảy màu

Một số lưu ý cần biết khi nuôi tép cảnh chung với cá bảy màu

Để nuôi tép cảnh chung với cá bảy màu được đẹp và khỏe mạnh nhất, bạn cần phải lưu ý những điều sau.

Không gian ẩn nấp

Thường thì tép sẽ luôn chủ động để trốn thoát khỏi những nguy hiểm. Do đó, dù là nuôi chung với cá bảy màu hiền lành, bạn vẫn cần phải tạo không gian trú ẩn cho chúng. Ví dụ như là thiết kế thêm các bụi cây, rêu java dày đặc để tép thoải mái “trốn tìm”. Ngoài ra, cũng cần tổ chức thêm các không gian khác cho tép như là hang, ống, lũa, đồ trang trí rỗng bên trong,…

Thả tép trước, thả cả sau

Sau khi bạn đã setup xong bể thủy sinh, bạn nên thả tép vào trong hồ trước, tiếp đến mới thả cá vào. Mục đích chính là để tép tự thành lập được môi trường sống, phát triển, sinh sản tạo thành một quần thể.

Có 2 vấn đề quan trọng mà bạn cần lưu ý khi cho cá vào chung với bể tép.

  • Bạn nên chọn mua cá bảy màu khi còn nhỏ, để cá và tép có thể cùng nhau thích nghi nhanh hơn là cá đã lớn.
  • Khi thả cá vào bể nên lựa chọn thời điểm ban đêm, khi mà tép đã ngủ, không còn bơi lội quá nhiều nữa.

Kích thước bể

Thường thì một bể nuôi tép cảnh sẽ cần phải có thể tích 60 lít trở lên. Còn khi nuôi chung tép cảnh, bạn cần lựa chọn bể rộng rãi hơn, để hai loài có thể chung sống thoải mái. Đồng thời cũng nên thiết kế thêm những vật trang trí, cây thủy sinh, hang và đồ chơi cho hai loài. Môi trường có thêm nhiều rong rêu cũng phần nào giảm độ hung hăng của hai loài.

Thức ăn cho tép và cá bảy màu

Thường thì tép cảnh sẽ thích tìm kiếm thức ăn ở dưới lớp nền, còn cá thì có thể trong không gian lơ lửng. Khi cho tép ăn, bạn không nên thả lượng quá nhiều vì rất có thể cá bảy màu sẽ tranh của chúng. Cả hai loài này có nhiều loại thức ăn khá tương đồng, nên người nuôi cũng không quá khó khăn trong việc lựa chọn thức ăn.

Xem thêm: Địa Chỉ Mua Tép Cảnh Ở Hà Nội Uy Tín, Chất Lượng

Một số loài cá khác có thể nuôi chung với tép cảnh

Một số loài cá khác có thể nuôi chung với tép cảnh

Bên cạnh nuôi tép cảnh chung với cá bảy màu, bạn có thể lựa chọn một trong những loại cá sau đây.

Các loài cá chuột

Hầu hết tất cả các loài cá chuột có thể nuôi chung hòa thuận với tép cảnh. Bởi vì sự hiền lành và dễ thích nghi của nó, nên chắc chắn bạn sẽ sở hữu một bể thủy sinh tuyệt vời khi nuôi hai loại này.

Cá lau kiếng

Cá lau kiếng rất chăm chỉ dọn sạch thức ăn thừa, rong rêu. Cá lau kiếng cũng có thể chung sống hòa thuận với tép cảnh, nhưng đặc điểm của nó lại khá háu ăn. Do đó, khi nuôi chung tép cảnh với cá lau kiếng, sẽ thường xảy ra trường hợp là nó tranh thức ăn của tép cảnh. Vậy nên, khi bạn cho tép cảnh ăn, tránh rải rác nó nhiều nơi, hãy gom lại một chỗ để tép dễ ăn.

Cá Otto dọn bể

Sở thích của cá Otto chính là dọn vệ sinh, do đó nó cũng không quan tâm đến những con vật khác hay điều xung quanh trong bể. Hơn nữa, kích thước của cá Otto cũng khá nhỏ, nên khả năng làm hại đến tép cảnh dường như là không có.

Cá tam giác

Cá tam giác được nhiều người gọi là anh hàng xóm thân thiện, vì nó có thể chung sống hòa thuận với nhiều loài, trong đó có tép cảnh. Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn cá tác giác nuôi cùng tép cảnh, để tăng thêm mỹ quan cho bể thủy sinh.

Cá Neon dạ quang

Cá Neon dạ quang là loài rất hiền, không có tập tính săn lùng. Hơn nữa, kích thước của các Neon dạ quang khá nhỏ, nên nó không thể ăn được tép cảnh. Vì vậy, bạn có thể lựa chọn nuôi cá Neon dạ quang với tép cảnh.

Trên đây là những chia sẻ của https://tepcanhdep.com/ về lưu ý nuôi tép cảnh chung với cá bảy màu. Chắc chắn với các kiến thức này, sẽ giúp cho bạn sở hữu bể thủy sinh có tép cảnh với cá bảy màu đẹp mắt nhất.

logo-tepcanhdep

Nhài Nguyễn

Xin chào mình là Nhài Nguyễn đang là tác giả tại tepcanhdep.com cập nhật đầy đủ chi tiết nhất về cách nuôi, cách chăm sóc cho tép cảnh, tôm cảnh. Cập nhật tin tức, kiến thức giúp các bạn có thể nuôi, chăm 1 bể thủy sinh đầy tép cảnh đẹp

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*