[GIẢI ĐÁP] Nuôi Tép Cảnh Có Khó Không Với Những Lưu Ý Gì?

theo-doi-tepcanhdep-tren-google-new
Giải đáp thắc mắc nuôi tép cảnh có khó không?

Với những người mới bắt đầu nghiên cứu nuôi thủy sinh, thường đặt ra câu hỏi là nuôi tép cảnh có khó không? Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu về những lưu ý trong quá trình nuôi tép cảnh, để chúng được đẹp và khỏe mạnh nhất.

Giải đáp thắc mắc nuôi tép cảnh có khó không?

Giải đáp thắc mắc nuôi tép cảnh có khó không?

Trong thời gian gần đây, nuôi tép cảnh đã dần trở nên phổ biến và là thú vui của nhiều người. Hơn nữa, tép cảnh cũng nhạy cảm hơn cá cảnh nên đòi hỏi cẩn có sự chăm sóc kỹ lưỡng hơn. Vậy nuôi tép cảnh có khó không nhỉ?

Rất nhiều người đang muốn nuôi tép cảnh, nhưng còn sợ chưa dám thử. Nhưng thực chất thì chỉ cần bạn trang bị những kiến thức cơ bản, chăm chỉ, tỉ mỉ một chút thì việc nuôi tép cảnh cũng không hề quá khó khăn. Nhất là với những ai đam mê nuôi thủy sinh, thì họ không cảm thấy khó mà còn cảm nhận được sự thích thú khi chăm sóc tép cảnh.

Bởi vì tép cảnh sở hữu màu sắc bắt mắt, cùng với những chuyển động vui mắt nên rất nhiều người muốn sở hữu một bể để nuôi. Theo đánh giá của nhiều người, nuôi tép cảnh không khó nhưng cũng đòi hỏi người chơi phải thực sự yêu thích và chăm chút đến nó. Bạn cũng cần phải tìm hiểu để biết những đặc tính của từng thiết bị trong bể, thức ăn phù hợp với chúng,…. Để tạo cho tép cảnh một không gian sống tốt và thích hợp nhất.

Những điều cần lưu ý khi muốn nuôi tép cảnh

Những điều cần lưu ý khi muốn nuôi tép cảnh

Để bạn có thể sở hữu những bể tép cảnh khỏe mạnh và đẹp như mong muốn, cần lưu ý các điều sau.

Chuẩn bị bể tép cùng các thiết bị

Kích thước của một bể tép thường được chọn là 20 lít hay 40 lít nước, kính bể nên dày từ 5-8 li để an toàn. Bởi vì tép có lên màu đẹp hay không phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống ánh sáng ở trong bể. Do đó, bạn cần phải lắp đặt hệ thống đèn để cho tép luôn giữ được màu đẹp và dễ dàng quan sát môi trường chúng trong bể.

Cùng gần như cá cảnh, tép cảnh cũng cần một hệ thống lọc tuần hoàn. Biện pháp tốt nhất là bạn sử dụng lọc đáy, để giúp lọc sạch những cặn thức ăn thừa, các chất bẩn ở trên sỏi và chất nền ở đáy bể. Theo những người nuôi lâu năm cho biết, sử dụng kết hợp lọc thác và lọc đáy sẽ mang đến hiệu quả tốt nhất cho bể thủy sinh.

Nếu có điều kiện hơn, bạn cũng có thể dùng đài phun nước, bởi vì tép cảnh rất thích sống trong môi trường nước chảy nhưng không cần quá mạnh. Để tạo nơi trú ẩn cho tép và trang trí bể đẹp hơn, bạn cũng có thể dùng thêm những vật liệu như là sỏi, gỗ,… Lựa chọn loại chất nền phù hợp, vừa giúp cân bằng tính acid của nước, cũng như cung cấp một lượng khoáng chất cần thiết cho tép.

Xem thêm: Hướng Dẫn Kỹ Thuật Nuôi Tép Cảnh Đẹp, Khỏe Mạnh Nhất

Các chỉ tiêu về lượng nước trong bể tép

Tép là loài khá nhạy cảm với các yếu tố ở trong môi trường nước. Nhất là pH, yếu tố thường xuyên ảnh hưởng đến tép cảnh. Bạn cần chú ý, điều kiện nước tốt nhất để cho tép phát triển là 6.2-6.8, còn nếu độ pH mà cao hơn 7.5 sẽ gây nguy hiểm cho tép.

Độ pH của nước cũng là yếu tố kích thích cho tép đẻ trứng, khi môi trường nước không tốt sẽ làm cho tép bị mệt, bơi lội yếu. Hơn nữa, sự ổn định của chất lượng nước cũng làm ảnh nước đến màu sắc của tép. Nếu bạn nhận thấy màu tép của mình bị nhạt dần, chứng tỏ rằng môi trường sống của tép đang bị ô nhiễm, cần phải làm sạch chất nền. Bên cạnh đó, tép cũng là loài rất dễ bị ngộ độc nitrit (NO2), nên tép cần nguồn nước sạch để có thể duy trì sức khỏe tốt cũng như hỗ trợ lột xác.

Cũng như những loài giáp xác khác, tép cảnh cần phải trải qua quy trình lột xác để lớn lên. Sau quá trình lột xác, độ kiềm cũng với độ cứng của nước ảnh hưởng rất nhiều đến việc hình thành vỏ mới cho tép. Do đó, bạn cần phải đảm bảo sự ổn định của hai yếu tố này trong nước, cần bổ sung thêm một số khoáng chất cần thiết để vỏ mới cứng và tép lên màu đẹp.

Tép là loài cực kỳ nhạy cảm với nhiệt độ, dù là chỉ có thay đổi một chút xíu. Nhiệt độ nước tốt nhất để cho tép phát triển là tầm khoảng 22-24oC. Bạn cần cũng biết tép là loài chịu lạnh vô cùng tốt, cho nên nuôi tép ở nhiệt độ thấp sẽ mang đến kết quả tốt hơn là ở nhiệt độ cao. Trong thời kỳ tép đang đẻ trứng, nhiệt độ phù hợp nhất chính là 25oC và nhớ không được để cao quá 28oC.

Chất dinh dưỡng cho tép cảnh

Tép là loài không quá kén thức ăn, có thể là những thực phẩm tự nhiên như là giun đỏ, artemia, cây cỏ, rong rêu,… Hoặc là những loại thức ăn công nghiệp thì tép đều có thể sử dụng được. Hơn nữa, để duy trì năng lượng cho tép bơi lội cả ngày thì nó cũng cần đến một lượng thức ăn rất lớn.

Bởi tập tính của tép là tìm kiếm thức ăn ở dưới lớp đáy nền, do đó bạn cần phải sử dụng chất chuyên dụng tốt nhất. Hơn nữa, tép cùng cần phải bổ sung một số chất dinh dưỡng khác cần thiết cho chúng như là vitamin C, canxi, các khoáng chất để hỗ trợ sự phát triển của tép.

Thông qua bài viết trên của https://tepcanhdep.com/, chắc chắn bạn đã giải đáp được thắc mắc nuôi tép cảnh có khó không. Rất mong với kiến thức chúng tôi cung cấp, sẽ giúp cho bất kỳ ai, kể cả người mới nuôi cũng có thể sở hữu những bể tép cảnh đẹp, khỏe mạnh nhất.

logo-tepcanhdep

Nhài Nguyễn

Xin chào mình là Nhài Nguyễn đang là tác giả tại tepcanhdep.com cập nhật đầy đủ chi tiết nhất về cách nuôi, cách chăm sóc cho tép cảnh, tôm cảnh. Cập nhật tin tức, kiến thức giúp các bạn có thể nuôi, chăm 1 bể thủy sinh đầy tép cảnh đẹp

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*