Rất nhiều người muốn biết cách trang trí bể cá thủy sinh mini sao cho đẹp mắt nhất. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những tip để trang trí bể thủy sinh vạn người mê.
Mục Lục
Những phụ kiện cần có để tìm hiểu cách trang trí bể cá cảnh thủy sinh mini
Để sở hữu được bể cá cảnh thủy sinh mini đẹp, bạn cần phải chuẩn bị các phụ kiện sau đây.
Đèn trang trí bể cá mini
Thường thì bể cá mini sẽ được đặt ở trên bàn, hoặc những nơi có không gian nhỏ. Vì vậy cần có các hệ thống đèn LED để phát huy công dụng là mô phỏng chu kỳ ngày/ đêm giúp thủy sinh phát triển tốt nhất. Hơn nữa, hệ thống đèn còn giúp các loại rêu, san hô được phát triển đẹp nhất, tạo điểm nhấn cho bể cá cảnh mini.
Một ưu điểm khác của đèn trang trí bể cá mini là có mức tiêu thụ năng lượng thường thấp hơn so với những loại bóng đèn khác. Chính điều này giúp cho dân chơi thủy sinh vừa đảm bảo thỏa mãn đam mê, lại còn vẫn tiết kiệm được chi phí.
Cây trang trí bể cá mini
Yếu tố tự nhiên là thứ không thể thiếu trong bể cá cảnh mini. Bạn có thể tận dụng vật liệu gỗ, đá tự nhiên, cây trang trí, các tiểu cảnh nhỏ,… Những vật liệu này sẽ giúp cho bể cá cảnh mini của bạn thêm gần gũi, cũng như toát lên được vẻ đẹp xanh mát. Sắc xanh của những cây thủy sinh không chỉ là điểm nhấn cho bể cá cảnh, mà nó còn là nơi trú ẩn, bơi lội tung tăng của cá.
Hòn non bộ mini
Hòn non bộ được coi là một nghệ vật bố trí phù hợp trong bể cá cảnh mini. Có nghĩa là những yếu tố tự nhiên như cây cỏ, sông núi sẽ được thu nhỏ và hội tụ ở một tiểu cảnh. Trang trí hòn non bộ mini cũng chính là bạn thu nhỏ cảnh thiên nhiên ở trong một không gian bể cá. Việc đem thiên nhiên vào không gian sống sẽ tạo nên nét đẹp thanh tao, giúp cảnh vật thêm ấn tượng hơn.
Đá trang trí bể cá mini
Quả là một thiếu sót nếu bạn không có đá trang trí ở trong bể cá mini. Những viên đá với các hình thú thú vị sẽ tạo nên nét sinh động hơn cho bể cá. Ngoài tác dụng là trang trí, những hòn đá này còn có nhiều tác dụng khác cho bể cá mini.
- Khả năng lọc nước: Đá trang trí cũng có tác dụng giải phóng các nguyên tố vi lượng, để có thể cải thiện được trao đổi chất của tế bào. Bên cạnh đó, nó còn có thể loại bỏ được halogen có hại, cũng như là có tác dụng làm sạch bụi bẩn trong tế bào. Hơn nữa, đá trang trí còn có tác động tích cực đến khả năng miễn dịch của cá cảnh.
- Làm nơi trú ẩn cho các loài vi sinh vật: Trên những hòn đá trang trí thường có các lỗ nhỏ li ti, đây cũng cũng chính là nơi trú ẩn cho các vi sinh vật. Các vi sinh vật xuất hiện trong ể cá cảnh, vừa có tác dụng giúp nước trong hơn, cũng vừa làm thức ăn cho cá.
- Cân bằng hệ vi sinh trong bể cá cảnh: Một số loại đá trang trí còn có tác dụng kích thích sự hoạt động của các ion có trong nước. Để có thể tăng hàm lượng oxy, cũng như là tỏa ra một lượng nhỏ các tia hồng ngoại tốt cho cá. Hơn thế nữa, các loại đá trang trí còn có chức năng là khử trùng, cùng với đó là kiểm soát bệnh hiệu quả trong bể cá.
Tham khảo: Cách Setup Bể Thủy Sinh Đá Đẹp, Ấn Tượng Ai Cũng Mê
Hướng dẫn cách trang trí bể cá thủy sinh mini đơn giản, đẹp
Để biết cách trang trí bể cá thủy sinh mini đẹp, bạn có thể tham khảo các bước sau đây.
Chọn phong cách
Bước đầu tiên vô cùng quan trọng chính là lựa chọn phong cách trang trí cho bể cá cảnh mini nhà bạn. Bạn có thể lựa chọn theo sở thích, hoặc là tham khảo từ các chuyên gia, những người chơi có kinh nghiệm.
Tạo bể kính
Bạn có thể lựa chọn tự mua đồ về dán bể hoặc mua bể kính. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các dạng bể cá, như là hình vuông, tròn, hoặc là hình chữ nhật,… Bạn nên chọn bể kính dựa vào sở thích và vị trí mình muốn đặt.
Chân hồ, tủ kê
Hiện nay có rất nhiều người lựa chọn kệ tủ gỗ hay kệ sắt cho hồ cá thủy sinh, ưu điểm của nó là mang lại sự chắc chắn. Bạn có thể lựa chọn nhiều loại tủ và chân sắt được làm từ đa dạng chất liệu khác nhau.
Phần nền thủy sinh
Phần nền là yếu tố vô cùng quan trọng, vì nó tạo nên sự ổn định của bể thủy sinh. Nó sẽ giúp cho mọi sinh vật, thực vật được phát triển tốt nhất.
Phần nền thường được chia thành 2 loại chính, đó là:
- Loại nền trộn, từ đất sét hoặc là đất bùn. Đây là loại nền chứa nhiều dinh dưỡng, giá thành cũng tương đối hợp lý. Nhưng nhược điểm của nền này chính là dễ bị xì làm đục hồ. Do đó, khi phủ nền trộn thì bạn cần phải phủ sỏi dày trên 3cm.
- Hoặc nếu bạn mới bắt đầu chơi thủy sinh, chưa có nhiều kinh nghiệm thì nên lựa chọn nền công nghiệp. Loại nền này không sợ bị xì bùn đất, không cần lót sỏi phủ nền và cũng dễ sắp xếp. Nhưng giá thành của nền công nghiệp lại tương đối cao.
Xếp lũa, đá trồng cây thủy sinh
Đến bước này thì bạn có thể setup theo sở thích của riêng mình, miễn sao bố cục được hài hòa nhất. Thường thì người ta hay sắp xếp đá lũa trước rồi mới đến cây cối thảm thực vật sau. Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên các thiết bị quan trọng cho bể cá cảnh mini như là máy cung cấp CO2, đèn thủy sinh,…
Cho nước vào bể
Bởi vì mọi thứ trong bể chỉ mới bắt đầu hoạt động, cây thủy sinh còn yếu mềm nên bạn cần phải cho nước nhẹ nhàng. Bước thả cả cũng cần từ từ, để cá thích nghi dần với môi trường mới. Dù là bể cá mini, nhưng bạn có thể kết hợp nuôi nhiều loại để tăng thêm tính thẩm mỹ.
Trên đây là những chia sẻ của https://tepcanhdep.com/ về cách trang trí bể cá thủy sinh mini đơn giản, đẹp. Hy vọng thông quan bài viết này, bạn sẽ sở hữu được những bể cá cảnh mini đáng yêu nhất.
Để lại một phản hồi