Hướng Dẫn Lựa Chọn Ánh Sáng Cho Bể Thủy Sinh Đẹp Và Phù Hợp

theo-doi-tepcanhdep-tren-google-new
Ánh sáng cho bể thủy sinh có vai trò quan trọng như nào?

Ánh sáng cho bể thủy sinh là yếu tố vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến màu sắc động thực vật, cũng như sự phát triển của chúng. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về cách lựa ánh sáng cho bể thủy sinh đẹp và phù hợp nhất.

Ánh sáng cho bể thủy sinh có vai trò quan trọng như nào?

Ánh sáng cho bể thủy sinh có vai trò quan trọng như nào?

Trước khi tìm hiểu về cách lựa chọn ánh sáng cho bể thủy sinh, hãy cùng xem vai trò quan trọng của nó.

  • Đầu tiên là ánh sáng sẽ đảm bảo được ự phát triển của sinh vật trong hồ thủy sinh. Để chúng có thể thực hiện quang hợp tốt và phát triển đồng đều.
  • Bên cạnh đó, ánh trong trong bể con giúp cho các sinh vật có thể dễ dàng tìm kiếm thức ăn hơn.
  • Và một điều quan trọng là ánh sáng sẽ giúp cho bể thủy sinh thêm phần lộng lẫy, sinh động hơn rất nhiều.
  • Và cũng nhờ ánh sáng mà tạo thêm nguồn cảm hứng cho người chơi thủy sinh.

Những thuật ngữ về ánh sáng cho bể thủy sinh

Những thuật ngữ về ánh sáng cho bể thủy sinh

Dưới đây là 4 thuật ngữ thường dùng về ánh sáng cho bể thủy sinh.

Watt

  • Watt chính là một đơn vị để thể hiện công suất tiêu thụ điện năng của đèn.
  • Watt càng cao đồng nghĩa với việc công suất đèn càng cao, ánh sáng của đèn càng mạnh và ngược lại.
  • Để bạn có thể lựa chọn được Watt cho bể thủy sinh, bạn cần phải dựa vào yếu tố diện tích về và khối lượng nước.

Lumen output

Lumen output là một mức năng lượng hay độ sáng phát ra từ đèn. Mắt người có thể nhìn thấy được Lumen output ở một khoảng thời gian nào đó.

Lux

  • Lux chính là mức năng lượng nói về độ sáng mà mắt người cũng có thể nhìn thấy được.
  • Ánh sáng này khi phát ra sẽ tác động vào vật chất, tiếp đến là nó phản chiếu vào mắt người.

Nhiệt độ màu

  • Nhiệt độ màu sẽ cho bạn biết được về màu sắc ánh sáng của đèn.
  • Thường thì nhiệt độ nằm ở mức thấp thì ánh sáng sẽ có màu đỏ. Còn trong trường hợp mà nhiệt độ được tăng lên dần dần, càng lâu thì ánh sáng sẽ có màu xanh dương.
  • Thường thì nhiệt độ màu sử dụng sẽ có mức từ 2700k – 6700K.

Cách để lựa chọn ánh sáng cho bể thủy sinh

Để lựa chọn được ánh sáng cho bể thủy sinh phù hợp, bạn cần chú ý những điều sau:

  • Bạn cần biết là nhiệt độ màu càng thấp thì ánh sáng có màu càng tối đỏ, còn khi mà nó càng cao thì càng sáng trắng. Thường thì trên 10.000K sẽ là màu trắng xanh lam, nó phù hợp với hồ cá biển. Còn đối với hồ thủy sinh thì bạn nên lựa chọn bóng có nhiệt độ màu 6500K.
  • Bên cạnh đó, bạn cũng có thể lựa chọn ánh sáng cho bể thủy sinh dựa vào vào màu sắc cây trong bể. Bởi lá cây đỏ sẽ hấp thu nhiều xanh sáng xanh dương và xanh lục. Còn những loại lá cây màu xanh lại phù hợp với điều kiện ánh sáng yếu hơn.
  • Nhiều người cũng lựa chọn màu sắc ánh sáng của bể thủy sinh dựa vào sở thích. Nhưng bạn cần lưu ý hạn chế lựa chọn đèn có ánh sáng xanh, bởi nó sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của các loại cây ở trong bể.

Lưu ý cần biết khi sử dụng ánh sáng cho bể thủy sinh

Lưu ý cần biết khi sử dụng ánh sáng cho bể thủy sinh
  • Bạn cần phải chú ý về thời gian bật/tắt đèn phù hợp với sinh vật nuôi trong bể. Thường thì có 2 cách bật đèn chiếu sáng, là chiếu sáng liên tục ( từ 8 – 12 tiếng) hoặc là chiếu sáng ngắt quãng ( 4 tiếng bật, 4 tiếng tắt).
  • Dải sóng màu lam chính là bước sóng hợp lý để giúp cho cây quang hợp tốt.
  • Cần lựa chọn ánh sáng đèn phụ thuộc vào sinh vật cũng như màu sắc cây trồng trong bể.
  • Bạn cần chú ý quan sát tình trạng của cây thủy sinh ở trong bể, khi mà cây thiếu ánh sáng thì sẽ thường nhợt nhạt, lúc đó cần phải bổ sung ánh sáng ngay lập tức.
  • Một số dụng cụ trang trí ở trong bể thủy sinh cũng phần nào giúp khuếch đại ánh sáng hoặc giảm mức ánh sáng xuống. Do đó, bạn cần phải xem xét kỹ để sử dụng ánh sáng phù hợp.

Cùng xem thêm: Thời Gian Bật Lọc Bể Thủy Sinh Bao Lâu Là Hợp Lý? Loại Lọc Cơ Bản

Những yếu tố quan trọng khi lựa chọn ánh sáng cho bể thủy sinh

Những yếu tố quan trọng khi lựa chọn ánh sáng cho bể thủy sinh

Dưới đây là các yếu tố quan trọng để lựa chọn được đèn thủy sinh phù hợp.

Cường độ sáng

PAR (Phóng xạ hoạt động quang hợp) chính là thước đo về cường độ của ánh sáng ứng với sự phát triển của thực vật. Bạn cần phải đảm bảo ánh sáng tạo ra trong bể đủ PAR tới độ bề mặt lớp nền dưới đáy bể. Nếu bạn sử dụng ánh sáng cho bể thủy sinh quá mạnh sẽ dẫn đến các cây rong rêu phát triển nhanh, không kiểm soát.

Quang phổ màu sắc

Thường thì quang phổ hoạt động tốt nhất là màu đỏ và xanh lam. Bởi hai màu này sẽ giúp cải thiện độ tương phản của cát và cây, đồng thời là kích thích cây màu đỏ khoe màu tốt hơn. Với hai sự giao thoa màu đỏ và lam sẽ tạo ra màu tím, làm cho bể thủy sinh nổi bật hơn.

Độ lan tỏa

Việc phân bổ ánh sáng phải phù hợp với kích thước của bể thủy sinh. Bởi yếu tố này sẽ giúp cho ánh sáng từ đèn có độ lan tỏa tốt hơn, tỏa đều khắp bể.

Trên đây là những chia sẻ của tepcanhdep.com về ánh sáng cho bể thủy sinh. Hy vọng với các kiến thức này, sẽ giúp cho bạn lựa chọn được ánh sáng cho bể thủy sinh phù hợp nhất.

logo-tepcanhdep

Nhài Nguyễn

Xin chào mình là Nhài Nguyễn đang là tác giả tại tepcanhdep.com cập nhật đầy đủ chi tiết nhất về cách nuôi, cách chăm sóc cho tép cảnh, tôm cảnh. Cập nhật tin tức, kiến thức giúp các bạn có thể nuôi, chăm 1 bể thủy sinh đầy tép cảnh đẹp

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*