Hướng Dẫn Cách Nuôi Tép Cảnh Con Phát Triển Tốt Nhất

theo-doi-tepcanhdep-tren-google-new
Hướng dẫn cách nuôi tép cảnh con tốt nhất

Khi nuôi tép cảnh, bạn cần phải chú ý các giai đoạn để chăm sóc chúng được tốt nhất. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn cách nuôi tép cảnh con, để chúng được phát triển được tốt và khỏe mạnh nhất.

Hướng dẫn cách nuôi tép cảnh con tốt nhất

Hướng dẫn cách nuôi tép cảnh con tốt nhất

Nếu bạn vẫn còn băn khoăn về cách nuôi tép cảnh con, hãy tham khảo các thông tin sau đây.

Chất lượng nước

Chất lượng nước chính là điều mà bạn cần phải quan tâm đặc biệt trong cách nuôi tép cảnh con. Các yếu tố trong nước nuôi tép con là vô cùng quan trọng, bởi thời điểm này khá nhạy cảm với tép.

Bạn cần chú ý nitơ amoniac trong nước không được quá cao, bởi nó sẽ làm ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của tép con. Độ pH ở trong nước cần phải đạt được ở mức giữa 5 cho đến 8. Còn độ cứng của nước phù hợp nhất là 1 cho đến 6. Nếu bạn quan sát thấy tép có xu hướng bơi nổi lên mặt nước, khi đó cần phải thay nước ngay lập tức để giải độc cho chúng. Hoặc là bạn phát hiện ra màu sắc cửa tép cảnh đã trở nên nhạt, khi đó chứng tỏ chất lượng nguồn nước đã giảm và cần phải thực hiện thay.

Kiểm soát nhiệt độ

Tép cực kỳ nhạy cảm với nhiệt độ của nước, nhiệt độ tốt nhất cho tép cảnh chính là 22-24 ℃. Trong quá trình nuôi, có thể thay đổi nhiệt độ từ 1 cho đến 2 độ C, tốt nhất là ở mức 25 độ C.

Bạn cần phải lưu ý là khi nhiệt độ càng cao, cũng đồng nghĩa với lượng oxy hòa tan trong hồ tép càng giảm. Bởi vì tép cảnh chính là loài cho nhu cầu oxy rất cao, do đó bạn cần phải kiểm soát để nhiệt độ nước nuôi tép không được quá 28 độ C. Nếu trong trường hợp nhiệt độ quá cao, sẽ làm cho tép con yếu ớt, hoạt động không linh hoạt và đáng sợ hơn là dẫn đến chết hàng loạt.

Khám phá: Các Dòng Tép Cảnh Đẹp Được Nhiều Người Nuôi Yêu Thích

Nguồn thức ăn cho tép cảnh con

Tép là loài động vật ăn tạp, cho nên thức ăn cho tép cảnh con cũng không quá phức tạp. Nhưng nếu bạn nuôi tép không đúng cách, thì cũng là nguyên nhân dẫn đến cái chết của tép cảnh.

Một trong những loại thức ăn phổ biến dành cho tép cảnh con chính là lá dâu tằm. Lá dâu hái về bạn cần phải ngâm nước muối khoảng 10 phút, sau đó rửa với nước sạch từ 3 cho đến 5 lần. Bước tiếp theo là đun sôi lá dâu với nước từ 3 cho đến 5 phút, cho đến khi có thể đâm xuyên vật nhọn qua lá. Bạn vớt lá dâu ra và chân sơ với nước lạnh, tiếp đến là cắt thành từng miếng cho tép ăn. Nhưng sau khi tép ăn khoảng 24 giờ, bạn cần phải vớt cặn thức ăn thừa trước khi cho thức ăn mới vào. Để đảm bảo chất lượng nước nuôi tép cảnh con luôn sạch nhất.

Bên cạnh lá dâu tằm, tép cảnh con có thể ăn các loại rau củ quả khác. Và bạn cũng đừng quên bổ sung cho tép cảnh con những loại thức ăn công nghiệp, để tép có đủ chất dinh dưỡng.

Xem thêm: Top Các Loại Tép Cảnh Đắt Tiền Nhất Hiện Nay

Tìm hiểu chi tiết về quá trình sinh sản của tép cảnh

Tìm hiểu chi tiết về quá trình sinh sản của tép cảnh

Sai khi biết cách nuôi tép cảnh con, bạn cũng nên tham khảo thêm quá trình sinh sản của tép cảnh.

Phân biệt tép đực và tép cái như thế nào?

Khi tép cảnh còn nhỏ sẽ rất khó để phân biệt được con đực con cái, bạn cần phải đợi chúng trưởng thành sẽ dễ nhận biết hơn. Thường thì thân hình của những con tép đực sẽ nhỏ, dài và màu sắc của chúng nhạt hơn tép cái. Còn tép cảnh cái thì sở hữu màu sắc đậm, cuốn hút và trọng lượng cũng lớn hơn. Thường thì vào thời kỳ sinh sản, phần lưng của con cái sẽ có tam giác trứng vàng, trông khá giống yên ngựa. Khi đó cũng là lúc bạn có thể phân biệt được tép đực và tép cái vô cùng dễ dàng.

Quá trình sinh sản của tép cảnh

Trứng sẽ phát triển ở trên lưng của tép cảnh cái, điều này chứng tỏ tép cái đã sẵn sàng vào thời kỳ giao phối. Khi đó, tép mái sẽ tiết ra một chất đặc biệt để lan truyền trong môi trường nước nhằm thu hút tép đực.

Những con tép đực khi cảm nhận được chất này, cơ thể sẽ bị kích thích và bơi lội rất năng nổ. Sau đó chúng sẽ tìm kiếm những con tép cái để tiến hành giao phối. Trứng sau khi được thụ tinh sẽ chuyển xuống dưới bụng, mỗi lần tép cảnh giao phối sẽ được khoảng là 20 cho đến 30 trứng.

Từ khoảng sau 2 cho đến 3 tuần thì trứng tép sẽ nở. Khi đó ta sẽ phát hiện ra chấm đen trong trứng, nó chính là mắt của tép con. Thường thì tép con mới nở cơ thể sẽ chỉ khoảng 1mm, màu sắc của chúng có thể là trong suốt hoặc rất nhợt nhạt.

Mới đầu thì tép con thường sống ẩn nấp, chúng ăn những mảng nhầy bám ở trên cây rêu, lá,… Khi cơ thể trở nên cứng cáp hơn, tép con sẽ ăn rêu tảo, rong và dần dần bơi lội nhiều hơn.

Điều lưu ý cần biết trong và sau khi tép cảnh sinh sản

Dưới đây là những lưu ý bạn cần biết ở trong và sau quá trình sinh sản:

  • Trong thời kỳ mang thai, tép cảnh thường có xu hướng thích ẩn nấp, chúng sẽ xả trứng nếu nhận thấy nguy hiểm. Do đó, trong bể cần phải setup các cây thủy sinh, vật liệu để tép cảnh dễ ẩn nấp.
  • Tép cảnh sau khi xả trứng được vài này, nếu có môi trường thuận lợi thì chúng lại tiến hành mang trứng tiếp.

Trên đây là những chia sẻ của tepcanhdep về cách nuôi tép cảnh con. Khi tép con còn nhỏ, chúng không đòi hỏi quá nhiều về nguồn thức ăn. Nhưng bạn vẫn cần phải đảm bảo cung cấp cho chúng môi trường sống tốt, để phát triển khỏe mạnh và lên màu đẹp nhất.

logo-tepcanhdep

Nhài Nguyễn

Xin chào mình là Nhài Nguyễn đang là tác giả tại tepcanhdep.com cập nhật đầy đủ chi tiết nhất về cách nuôi, cách chăm sóc cho tép cảnh, tôm cảnh. Cập nhật tin tức, kiến thức giúp các bạn có thể nuôi, chăm 1 bể thủy sinh đầy tép cảnh đẹp

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*