Top 7 Các Bệnh Thường Gặp Ở Cá Bảy Màu Cần Phải Biết

theo-doi-tepcanhdep-tren-google-new
Các bệnh thường gặp ở cá bảy màu - Đốm trắng ở cá bảy màu

Tuy rằng cá bảy màu trông xinh xắn, nhỏ nhắn nhưng không phải ai cũng có thể chăm sóc chúng tốt. Nhất là cơ thể chúng rất mẫn cảm, chính vì vậy bạn cần phải có kiến thức về các bệnh thường gặp ở cá bảy màu, để từ đó có cách chữa trị kịp thời và hiệu quả, giúp các em bé cá phát triển khỏe mạnh.

1. Các bệnh thường gặp ở cá bảy màu – Đốm trắng ở cá bảy màu

1.1 Nguyên nhân gây ra:

Thủ phạm gây ra căn bệnh này chính là kí sinh trùng đơn bào.

1.2 Biểu hiện bệnh đốm trắng:

Một trong những các bệnh thường gặp ở cá bảy màu phải nhắc đến đó chính là bệnh đốm trắng. Loại bệnh này thường xuất hiện ở đuôi cá bảy màu. Chúng thường có hình dạng đốm tròn màu trắng, nhìn giống như những hạt muối trắng to.

Sau một thời gian thì những đốm trắng này bị sưng lên, nếu không chữa trị kịp thời, rất có thể cá sẽ bị chết.

Các bệnh thường gặp ở cá bảy màu điển hình như bệnh đốm trắng này có khả năng lây lan. Do đó nếu không có biện pháp, chắc chắn đàn cá bảy màu của bạn sẽ chết hàng loạt. 

Các bệnh thường gặp ở cá bảy màu - Đốm trắng ở cá bảy màu

1.3 Cách chữa trị:

Để chữa trị và phòng bệnh đốm trắng ở cá bảy màu, bạn có thể sử dụng Sulphat đồng loại 0.15 – 1.20ppm. Hoặc có thể sử dụng các loại khác như malachite green, formalin và methylene blue để chữa trị kịp thời ngay lập tức.

Riêng đối với trường hợp muốn sử dụng malachite green thì bạn nên tránh sử dụng trực tiếp dưới ánh mặt trời, ngay từ lúc bắt đầu điều trị đến lúc kết thúc. Khi sử dụng cần phải dùng găng tay.

2.Các bệnh thường gặp ở cá bảy màu – Bị cụp đuôi/thối đuôi/túm đuôi

2.1 Nguyên nhân:

Nguyên nhân gây ra các bệnh thường gặp ở cá bảy màu điển hình là bệnh bị cụp đuôi/thối đuôi/túm đuôi đó chính là do nguồn nước bị ô nhiễm quá nặng. Và một phần cũng có thể do người nuôi cá thường xuyên thay đổi môi trường nước, một phần cũng vì nguồn nước cho cá bảy màu sinh sống nhiều muối hột.

2.2 Biểu hiện:

Đuổi của cá bảy màu có hiện tượng bị thối, bị cụp ngắn hoặc là bị túm lại.

2.3 Cách chữa trị:

Bệnh bị cụp đuôi/thối đuôi/túm đuôi là một trong các bệnh thường gặp ở cá bảy màu. Hiện nay, để chữa bệnh này cho cá bảy màu bạn có thể tham khảo cách sau:

  • Bước 1: bạn sử dụng Tetra Nhật loại 5g, mỗi lần sử dụng bạn cho khoảng 1/20 gói vào bể cá có dung tích nước là 25 lít.
  • Bước 2: tiếp theo bạn lắp đặt máy sưởi chỉnh ở nhiệt độ ổn định khoảng 31-32 độ C.
  • Bước 3: khi đã cho máy sưởi và chỉnh nhiệt độ ổn định, bạn bắt đầu thả cá vào. Sau khoảng một ngày bạn thay 50% nước. Khi được 3 ngày thì thay 50% nước tiếp theo và cho thêm một lít muối.
  • Bước 4: cuối cùng là bạn chỉ việc theo dõi tình trạng đuôi cá. Nếu không có gì thay đổi thì khoảng 3 ngày đuôi cá sẽ trở lại bình thường.

Một lưu ý nhỏ khi bạn trong trường hợp cá bảy màu mắc bệnh về đuôi đó là bạn cần phải chú ý đến sức đề kháng và giữ nhiệt độ nước luôn ở mức ổn định, thường xuyên sát trùng nước sinh sống của cá bảy màu.

Các bệnh thường gặp ở cá bảy màu - Bị cụp đuôi/thối đuôi/túm đuôi

3. Xù vảy – Các bệnh thường gặp ở cá bảy màu

3.1 Nguyên nhân:

Các bệnh thường gặp ở cá bảy màu phổ biến nhất là bệnh xù vảy. Bệnh xù vảy ở cá bảy màu thường là do trong môi trường nước sống của cá bảy màu có quá nhiều muối.

3.2 Biểu hiện:

Cá bảy màu bị xù vảy. 

3.3 Cách điều trị:

Để ngăn chặn, bệnh xù vảy ở cá bảy màu, việc làm đầu tiên ngay sau khi phát hiện cá mắc căn bệnh này đó chính là hãy tách riêng những chú cá bị mắc ra riêng một bể khác. Tránh tình trạng bị lây lan. Trong trường hợp nếu bạn không phát hiện kịp thời, vảy cá bảy màu sẽ bị ăn mòn và rụng hết. Hậu quả có thể dẫn đến cá bảy màu bị chết.

Trong trường hợp này, bạn có thể sử dụng biện pháp sủi oxy nhẹ và tạm thời hạn chế việc cho cá bảy màu ăn trong vài ngày đầu. Thêm nữa, kết hợp sử dụng thuốc Tetra để chữa trị là tốt nhất.

Xù vảy - Các bệnh thường gặp ở cá bảy màu

4. Các bệnh thường gặp ở cá bảy màu – bị lắc

4.1 Nguyên nhân:

Có thể bệnh lắc ở cá bảy màu là do nguồn nước sinh sống của chúng.

4.2 Biểu hiện:

Bệnh lắc ở cá bảy màu có thể đi kèm với các tình trạng khác như bị túm đuôi, cụp đuôi, và bị lắc. Nếu bạn quan sát thấy cá bảy màu thường bơi ở trên bề mặt nước, không linh hoạt và chúng có tình trạng vãy túm. Nặng nhất là bỏ ăn, ốm thì có khả năng đã bị bệnh lắc rồi đó. Bạn cần phải chữa trị kịp thời nếu không cá bảy màu sẽ bị chết.

4.3 Cách chữa trị:

Để chữa bệnh lắc một trong các bệnh thường gặp ở cá bảy màu, thì bạn cần phải sử dụng khoảng 2 nắm muối hạt to cho vào bể. Tiếp theo là chỉnh chế độ sưởi từ 31-32 độ C. Thay 10-20 % nước, bổ sung thêm muối và tiếp tục cho sưởi tiếp. Hãy theo dõi sát sao trong 3 ngày, chắc chắn tình trạng cá sẽ được cải thiện.

Để giúp cá bảy màu nhanh khỏi, bạn có thể sử dụng kèm theo lượng nhỏ thuốc Tetra Nhật.

Các bệnh thường gặp ở cá bảy màu - bị lắc

5. Bị Stress – Các bệnh thường gặp ở cá bảy màu

5.1 Nguyên nhân:

Nguyên nhân dẫn đến cá bảy màu bị stress – một trong các bệnh thường gặp ở cá bảy màu là dó thay đổi môi trường sống, do thiếu hoặc thừa ánh sáng, do nước có vấn đề, do bị cá lớn hơn tranh chấp, hoặc do cá bảy màu mới đẻ.

5.2 Dấu hiệu cá bảy màu bị stress:

Một số dấu hiệu cá bảy màu bị stress đó là: cá bảy màu thường xuyên núp ở góc bể, chúng không còn hoạt bát nữa, bỏ ăn, thường tách khỏi đàn trừ trường hợp cá chuẩn bị đẻ, cá bơi lờ đờ, cá cũng bị thối đuôi.

5.3 Cách chữa trị:

Để chữa bệnh stress ở cá bảy màu, bạn cần sử dụng Tetra Nhật, chỉ cần dùng khoảng 1 gr Tetra Nhật cho khoảng 200 lít nước. Hàng ngày bạn thay bỏ khoảng 30% nước và thêm nước mới kèm với 1gr thuốc Tetra Nhật.

Bị Stress - Các bệnh thường gặp ở cá bảy màu

Xem thêm: https://tepcanhdep.com/ca-tai-tuong-nuoi-bao-lau/

6. Bệnh sán mang – Các bệnh thường gặp ở cá bảy màu

6.1 Nguyên nhân:

Bệnh sán mang hay còn gọi là nấm mang – một trong các bệnh thường gặp ở cá bảy màu. Đây là căn bệnh đặc biệt nghiêm trọng và tỉ lệ bị chết rất cao. Có thể là do một số đồ vật trang trí trước khi mang vào bể chưa được sát khuẩn, khi đưa vào đem theo những mầm bệnh, vi rut, vi khuẩn có hại.

6.2 Biểu hiện:

Nếu bạn quan sát thấy cá bảy màu liên tục cọ xát mang chúng vào thành bể hoặc bất kỳ vật nào trong bể cá, chúng thở hổn hển và nằm dưới đáy bể, mang liên tục mở rộng, thì chứng tỏ cá bảy màu đã bị bệnh sán mang.

6.3 Cách chữa trị

Bệnh sán mang ở cá bảy màu thường rất khó chữa, một khi cá bảy màu mắc phải bệnh này thì bạn cần phải dùng tất cả các loại thuốc phòng bệnh cho vào bể.

Bệnh sán mang - Các bệnh thường gặp ở cá bảy màu

7. Các bệnh thường gặp ở cá bảy màu – Nhiễm độc Amoniac hoặc nitrit

71. Nguyên nhân

Các bệnh thường gặp ở cá bảy màu phổ biến, điển hình nhất cũng cần kể đến đó là cá bảy màu bị nhiễm độc Amoniac hoặc nitrit. Thường thì nguyên nhân là do bể cá mới sử dụng chưa được sát khuẩn cẩn thận, hoặc không thường xuyên vệ sinh cho bể cá. Lúc này nồng độ của amoniac hoặc nitrit quá cao so với mức cho phép, khiến cá bảy màu bị nhiễm độc.

7.2 Biểu hiện:

Cá bảy màu xuất hiện các đốm đỏ trên dạ dạy, hoặc xuất hiện ở thân cá.

7.3 Cách chữa trị:

Để phòng bệnh hiệu quả tránh cá bảy màu bị nhiễm độc bạn cần phải thay nước thường xuyên, tuần vài lần. Và luôn kiểm tra nồng độ amoniac và nitrit bằng bộ kiểm tra đo lường riêng biệt. 

Các bệnh thường gặp ở cá bảy màu - Nhiễm độc Amoniac hoặc nitrit

Bài viết trên này đã tổng hợp top 7 các bệnh thường gặp ở cá bảy màu. Hy vọng rằng những thông tin trên của https://tepcanhdep.com/ sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình nuôi và chăm sóc cá bảy màu hiệu quả nhất. Chúc cho đàn cá bảy màu của bạn phát triển tốt, không bị bệnh. Hãy theo dõi những bài chia sẻ về loài cá bảy màu của chúng mình ở những phần sau nhé.

logo-tepcanhdep

Nhài Nguyễn

Xin chào mình là Nhài Nguyễn đang là tác giả tại tepcanhdep.com cập nhật đầy đủ chi tiết nhất về cách nuôi, cách chăm sóc cho tép cảnh, tôm cảnh. Cập nhật tin tức, kiến thức giúp các bạn có thể nuôi, chăm 1 bể thủy sinh đầy tép cảnh đẹp

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*