Hướng Dẫn Cách Setup Bể Nuôi Tép Cảnh Mini

theo-doi-tepcanhdep-tren-google-new
Bể nuôi tép cảnh mini là gì?

Vì nhiều lý do như diện tích, điều kiện kinh tế nên nhiều người lựa chọn bể nuôi tép cảnh mini. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn cặn kẽ cho bạn cách setup bể nuôi tép cảnh mini.

Bể nuôi tép cảnh mini là gì?

Bể nuôi tép cảnh mini là gì?

Hiện nay, bể nuôi tép cảnh mini rất đa dạng về kích thước và hình dáng. Thường thì những người mới bắt đầu chơi thủy sinh sẽ chọn bể tép cảnh mini dạng hình tròn hoặc là hình trụ. Nhưng những loại bể này cũng không đảm bảo được môi trường tốt nhất cho tép cảnh.

Nên loại bể được lựa chọn nhiều nhất là bể cubic kích thước 20×20 hoặc là dạng chữ nhật kích thước 18x13x15. Bể nuôi tép cảnh mini với kích thước nhỏ có để ở nhiều nơi như bàn làm việc, gần khu vực cửa sổ, bàn học,…

Nhiều người nghĩ bể nuôi té cảnh mini thì không cần quá nhiều sự chăm sóc. Nhưng trên thực tế, dù là diện tích bể nhỏ thì bạn vẫn phải đảm bảo tép có một môi trường chất lượng nhất. Bởi vì tép là loài rất nhạy cảm, nên dù là yếu tố nhỏ nhất thì bạn cũng cần chú ý để bể nuôi tép mini đẹp và hoàn hảo nhất.

Xem thêm: Top Các Địa Điểm Bán Tép Cảnh TP HCM Chất Lượng

Các bước để làm bể nuôi tép cảnh mini

Các bước để làm bể nuôi tép cảnh mini

Nếu bạn đang muốn sở hữu bể nuôi tép cảnh mini, hãy tham khảo các bước sau nhé.

Bước 1: Lựa chọn vị trí cho bể nuôi tép cảnh mini

Một trong những ưu điểm của bể chính là bạn có thể lựa chọn nhiều bị trí phù hợp để đặt. Không bị gò bó về vị trí đặt như là các bể nuôi tép cảnh kích thước lớn khác. Với các thiết bị, vật liệu khác trong bể thì bạn cần phải đặt ở trên mặt phẳng chắc chắn vì chúng khá nặng. Bạn không nên để bể nuôi tép mini ở những nơi có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào.

Bước 2. Lựa chọn bố cục bể nuôi tép cảnh mini

Hiện nay, bể nuôi tép cảnh tí hon được thiết kế với đa dạng các loại bố cục, từ đơn giản đến cầu kỳ. Bạn có thể tham khảo các cách bố trí bố cục bể nuôi trên mạng, các group họ cũng hướng dẫn rất nhiều. Với những bể nuôi tép cảnh kích thước nhỏ, bạn không nên lạm dụng quá nhiều vật trang trí, vẫn cần phải ưu tiên môi trường sống của tép nhiều nhất.

Bước 3. Setup bể tép cảnh

Sau khi mà bạn đã lên kế hoạch lựa chọn bố cục bể nuôi ưng ý. Bạn có thể trang trí thêm trong đó các loại sỏi, hoặc cát. Nhưng lưu ý rằng trước khi cho sỏi, đá vào bể thì cần rửa sạch trước.

Tuy là bể nuôi tép cảnh tí hơn nhưng bạn cũng cần chú ý đến hệ thống chiếu sáng để phát triển ổn định nhất. Nhưng chú ý không được quá lạm dụng hệ thống đèn, không nó cũng là yếu tố tác động làm rong rêu phát triển mạnh mẽ.

Tham khảo: Top Những Loại Tép Cảnh Đắt Nhất Thế Giới

Bước 4. Thêm tép vào bể

Sau khi bể thủy sinh đi vào hoạt động 24 tiếng, bạn có thể bắt đầu thả tép cảnh vào. Chú ý không được thả luôn tép vào bể, mà cần để cả túi bóng để chúng thích nghi từ từ. Sau khoảng 15 phút thù bạn mới thả từ từ tép ra, để chúng không bị sốc bởi các yếu tố môi trường mới.

Bước 5. Lưu ý chăm tép cảnh

Trong 30 ngày nuôi tép cảnh đầu tiên rất quan trọng, nó sẽ quyết định bể nuôi tép của bạn có hoàn hảo hay không. Nếu bạn nhận thấy nước trong bể có bị đục, cũng đừng quá lo lắng vì có thể là hệ vi sinh đang dần phát triển.

Nhiều người mới chơi thường khá lo lắng khi nước đục và tiến hành thay nước. Nhưng điều này là không nên, nó sẽ ảnh hưởng đến tép đang nuôi. Việc bạn cho tép ăn quá liều lượng cũng là nguyên nhân khiến nước trong bể bị đục, có mùi hôi. Bên cạnh đó, cũng cần chú ý test độ pH, các yếu tố khác để đảm bảo chất lượng nước tốt nhất. Bạn nên thay nước mỗi tuần 1 lần, mỗi lần thay khoảng 20% nước trong bể.

Bước 6. Chăm sóc định kỳ

Bể nuôi tép cảnh cần phải được chăm sóc định kỳ để chúng có sức khỏe tốt và lên màu đẹp nhất. Điều quan trọng là duy trì được chất lượng nước, nhiệt độ, ảnh sáng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến tép cảnh.

Có rất nhiều loại tép cảnh thích ăn tảo rêu, nhưng trong trường hợp nó phát triển quá nhiều thì bạn cũng cần giúp rép dọn dẹp. Hút sạch thức ăn thừa, phân ở dưới lớp nền mỗi khi tép ăn xong. Bởi sự tích tụ của các chất bẩn sẽ không chỉ làm tép chậm phát triển mà còn gây ra mầm bệnh nguy hiểm.

Trên đây là những hướng dẫn của chúng tôi về cách setup bể nuôi tép cảnh mini. Hy vọng với các kiến thức chúng tôi cung cấp, sẽ giúp cho bạn sở hữu một bể nuôi tép cảnh mini thật đẹp và hoàn hảo.

logo-tepcanhdep

Nhài Nguyễn

Xin chào mình là Nhài Nguyễn đang là tác giả tại tepcanhdep.com cập nhật đầy đủ chi tiết nhất về cách nuôi, cách chăm sóc cho tép cảnh, tôm cảnh. Cập nhật tin tức, kiến thức giúp các bạn có thể nuôi, chăm 1 bể thủy sinh đầy tép cảnh đẹp

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*