Tuổi Thọ Tép Cảnh Là Bao Nhiêu? Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Tép Cảnh Sống Lâu

theo-doi-tepcanhdep-tren-google-new
Tuổi thọ tép cảnh là bao nhiêu?

Tép cảnh là một trong những loài thủy sinh được nhiều người thích thú nhất. Với ngoại hình độc đáo, đa dạng nên tép cảnh xuất hiện ngày càng phổ biến. Nhiều người thắc mắc rằng tuổi thọ tép cảnh được bao nhiêu? Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn tép cảnh sống được bao lâu, cũng như cách nuôi tép cảnh sống lâu nhất.

Tuổi thọ tép cảnh là bao nhiêu?

Tuổi thọ tép cảnh là bao nhiêu?

Nhiều người muốn biết tép cảnh sống được bao lâu? Thực chất thì tuổi thọ tép cảnh phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố. Ví dụ như là loài tép cảnh, bởi mỗi loài sẽ có những đặc điểm, thói quen khác nhau nên cũng tác động đến tuổi thọ của chúng.

Bên cạnh đó, thức ăn, chế độ dinh dưỡng cũng như cách chăm sóc cũng là các yếu tố ảnh hưởng nhiều đến tuổi thọ tép cảnh. Thường thì tuổi thọ trung bình của tép cảnh là khoảng 1,5 năm, còn nếu được chăm sóc ở điều kiện tốt có thể kéo dài đến 2 năm.

Xem thêm: https://tepcanhdep.com/tep-canh-an-gi/

Hướng dẫn cách chăm sóc tép cảnh sống được lâu nhất

Nếu bạn muốn nuôi tép cảnh sống được lâu nhất, hãy chú ý một số kinh nghiệm dưới đây.

Hướng dẫn cách chăm sóc tép cảnh sống được lâu nhất

Môi trường sống tốt nhất cho tép cảnh

Môi trường sống được đánh giá là yếu tố quan trọng nhất để tép cảnh không chỉ lên màu đẹp mà con sống khỏe mạnh. Bởi vì tép kiểng vô cùng nhạy cảm với thiên nhiên và môi trường nước. Do đó, để tạo ra một môi trường sống tốt nhất cho tép cảnh, bạn cần lưu ý một vài điều sau:

  • Phân nền: Các loại phân nền nên lựa chọn như là Gex, Control soil,… Hoặc là những loại phân nền đã qua sử dụng cũng được đánh gái là an toàn dành cho tép cảnh.
  • Không gian sống: Bởi vì tép có kích thước khá nhỏ, nên nếu nuôi cùng cá thì bạn cần chọn loại cá thích hợp. Cùng với đó là tạo các không gian để tép trú ẩn khi cần thiết. Còn nếu nuôi tép cảnh riêng thì cần bố trí bố cục thoáng mát, để nó được phát triển tốt nhất. Nếu bạn muốn tép cảnh của mình lên màu đẹp nhất thì cũng cần bổ sung thêm các loại cám rêu hoặc lá dâu.
  • Điều kiện lý tưởng để tép phát triển nhanh nhất chính là nước có độ pH 5 – 8, độ cứng kH khoảng từ 1 – 6.
  • Môi trường nước nuôi giàu Oxy cũng là điều kiện để cho tép cảnh sống khỏe mạnh, do đó bạn cần lắp máy sủi Oxy để bổ sung cho tép nhé.
  • Nếu bạn muốn nuôi tép thật chuyên nghiệp thì cần bổ sung một số dụng cụ để đo các hàm lượng như là Ammonia, Nitrite, Nitrate, để giúp điều chỉnh môi trường sống thích hợp nhất.
  • Hệ vi sinh tốt sẽ giúp cho nước trong, không bị mùi tanh và hơn nữa là để tép khỏe mạnh. Nếu thay nước thì chỉ nên thay 1 đến 2 lần 1 tuần, mỗi lần là 30 – 40 % nước để tránh làm hệ vi sinh chết. Bạn cũng có thể hỗ trợ hệ vi sinh bằng những loại đã bán sẵn ở trên thị trường.
  • Nhiệt độ mà tép sinh sống và lên màu đẹp nhất là 25 – 31 độ C, còn ở thời kỳ tép sinh sản thì nhiệt độ phù hợp là 26 độ C.

Những chất dinh dưỡng cần cung cấp khi nuôi tép cảnh

Dưới đây là những chất dinh dưỡng cần được bổ sung khi nuôi tép cảnh.

Khoáng

Bởi vì tép là giáp xác, sau quá trình lột vỏ thì size của nó tăng lên. Do đó, khoáng chất vô cùng cần thiết để giúp thúc đẩy quá trình tép lột vỏ nhanh, cứng hơn. Thời điểm tép mới lột vỏ sẽ khá nhạy cảm, bởi khi đó vỏ của nó chưa được cứng cáp. Sẽ rất dễ bị các vật nuôi khác trong bể tấn công hoặc là bị tổn thương bởi môi trường.

Vitamin tổng hợp

Bạn cũng cần bổ sung cho tép các loại vitamin tổng hợp để giúp tép khỏe mạnh và được cứng cáp hơn.

Thức ăn của tép màu

Tép là loài ăn tạp, nhưng bạn vẫn cần phải chọn những loại thức ăn phù hợp cho chúng. Bạn cần chọn các loại rau củ cho chúng, chỉ được bổ sung thức ăn giàu đạm 1 tuần 1 lần. Bởi nếu quá nhiều đạm thì sẽ làm tép bị bùng sán, bọ nước. Một số loại rau củ dành cho tép như là lá dâu tằm, khoai tây, cà rốt, dưa leo, rau cải,… Trước khi cho tép ăn thì bạn nên rửa sạch luộc sơ để tránh bị bụi bẩn, hơn nữa giúp thức ăn mềm hơn, dễ cho tép tiêu hóa.

Bạn cũng cần bổ sung cho tép các loại thức ăn dạng viên như là tảo nhật, rau củ, vỏ đậu nành. Những loại này có ưu điểm là dễ bảo quản, dễ dàng cho liều lượng hợp lý tránh dư thừa. Tép còn ăn cả vỏ của nó sau khi lột, để bổ sung được lượng canxi tự nhiên. Khi một con tép chết, đồng loại của nó cũng tiến đến ăn xác. Nhưng bạn chú ý không để việc này xảy ra, để tránh lây lan bệnh cho những con còn sống.

Tham khảo: Tép Cảnh Lột Vỏ Có Lợi Ích Gì? Quá Trình Tép Cảnh Lột Vỏ

Những bệnh mà tép cảnh thường gặp

Những bệnh mà tép cảnh thường gặp
Những bệnh mà tép cảnh thường gặp

Khi môi trường sống bị ô nhiễm hoặc là thay đổi đột ngột, cũng là nguyên nhân làm cho tép cảnh bệnh và chết. Dưới đây là một số bệnh mà tép cảnh thường gặp, bạn cần chú ý và chăm sóc cho chúng.

  • Có một số trường hợp tép chết lai rai, lần lượt, có thể là môi trường sống đã bị nhiễm khuẩn hoặc virus. Bạn cần xử lý bằng thuốc Aquarium, liều lượng có thể hỏi người bán.
  • Bệnh đục cơ: Biểu hiện của bệnh này là cơ là phần nửa khung hình “ phần đuôi ” có màu trắng đục. Khi đó là tép bị nhiễm khuẩn, một thời gian sau nó sẽ chết và bệnh này cũng lây truyền.
  • Trong trường hợp bạn thấy tép cảnh trong bể có hiện tượng bơi yếu ớt, chậm chạp thì cần tiến hành thay nước. Hoặc là màu sắc của tép thay đổi nhạt hơn, cũng có thể là do chất lượng nước không đảm bảo. Bạn cần làm sạch các chất bẩn, chất thừa ở dưới nền bể cá. Hoặc là cách ly những con có hiện tượng và điều trị cho tép cảnh riêng.
  • Tép bị ký sinh và nấm chúng ta có thể quan sát trên vỏ ngoài của chúng.
  • Hoặc là khi thấy tép bơi loạn trong bể, búng lung tung rồi tỏ ra yếu ớt thì nó đã bị trúng độc. Bạn cần tắt máy oxy và thay 80 % nước trong hồ nhanh nhất có thể.

Thông qua bài viết trên, chắc chắn bạn đã nắm được tép cảnh sống được bao lâu, tuổi thọ tép cảnh bao nhiêu? https://tepcanhdep.com/ hy vọng với những kiến thức chúng tôi chia sẻ, sẽ giúp bạn nuôi tép cảnh được đẹp và sống lâu nhất.

logo-tepcanhdep

Nhài Nguyễn

Xin chào mình là Nhài Nguyễn đang là tác giả tại tepcanhdep.com cập nhật đầy đủ chi tiết nhất về cách nuôi, cách chăm sóc cho tép cảnh, tôm cảnh. Cập nhật tin tức, kiến thức giúp các bạn có thể nuôi, chăm 1 bể thủy sinh đầy tép cảnh đẹp

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*