Tôm Cảnh Sinh Sản Như Nào? Phân Biệt Tôm Cảnh Đực Và Cái

theo-doi-tepcanhdep-tren-google-new
Quá trình tôm cảnh sinh sản

Tôm cảnh sinh sản cũng là một vấn đề mà nhiều người quan tâm khi nuôi chúng. Bạn có nắm được quá trình tôm cảnh sinh sản như thế nào không nhỉ? Hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây để hiểu hơn về vấn đề này, cũng như chăm sóc tôm cảnh lúc sinh sản nhé.

Phân biệt tôm cảnh đực và cái

Phân biệt tôm cảnh đực và cái

Trước khi tìm hiểu về quá trình tôm cảnh sinh sản, bạn cần nắm được kiến thức phân biệt giữa tôm đực và tôm cái. Bởi vì khi cân bằng được tỷ lệ đực cái ở trong bể tôm, mới có thể giúp quá trình sinh sản của chúng tốt nhất được.

Thực chất khi tôm cảnh còn bé khá khó để phân biệt giới tính của chúng, nhưng càng lớn thì sẽ càng lộ dễ hơn. Bạn có thể chú ý quan sát, .tôm đực có lỗ sinh dục ở gốc đôi chân bò thứ 5. Còn ở phần tôm cái thì có lỗ sinh dục ở giữa đôi chân bò thứ 3, nằm ngay sau đôi càng. Hoặc là bạn có thể phân biệt thấy trên đôi chân thứ 2 của tôm đực có 2 nhánh, nhưng ở tôm cái vị trí này chỉ có 1 nhánh. 

Khi trưởng thành, tôm cái hầu như có màu sắc bắt mắt và cũng lớn hơn con đực. Đặc biệt, tôm cảnh cái thì có thêm buồng trứng sau lớp vỏ, khi tôm càng lớn càng dễ nhận ra điều này.

Quá trình tôm cảnh sinh sản

Quá trình tôm cảnh sinh sản

Nếu nuôi ngoài tự nhiên, tôm cảnh sẽ có khả năng sinh sản nhanh và liên tục. Có lẽ là do tác động của nhiệt độ nước, cũng như nguồn thức ăn cung cấp cho chúng. Còn trong hồ nuôi nhân tạo, khả năng sinh sản sẽ phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện chăm sóc.

Khi tôm cảnh cái đến thời kỳ sinh sản, nó sẽ tiết ra enzim để thu hút tôm đực đến. Quá trình giao phối của tôm cảnh thường diễn ra vào ban đêm hoặc là khi điều kiện ánh sáng yếu. Thời gian giao phối của tôm cảnh đực và tôm cảnh cái có thể diễn ra khoảng vài phút hoặc gần một giờ. Tôm cảnh đực sẽ tiết ra dịch màu nâu sậm như sáp để đóng kín miệng annulus. Điều này cũng tác động để con tôm cảnh cái đó chỉ có thể giao phối với một tôm đực duy nhất. Nhưng ngược lại, con tôm đực có thể giao phối với nhiều con tôm cảnh cái khác.

Tôm cái sở hữu cặp buồng trứng bên trong cơ thể, mỗi buồng thì có khả năng sản xuất từ một chục trứng hoặc là nhiều hơn thế. Nhưng trong trường hợp tôm cái lột vỏ trước khi đẻ trứng, sẽ xảy ra vấn đề là annulus và tinh trùng chứa bên trong cũng sẽ đi theo vỏ. Và coi như lần giao phối của tôm đực và tôm cái là hỏng.

Khi chuẩn bị đẻ trứng, tôm cảnh cái thường tìm đến những khu vực an toàn. Những con tôm cái đang trong thời kỳ ấp trứng thì luôn duỗi phần đuôi căng hơn bình thường. Thời điểm ấp trứng khá nhạy cảm với tôm cảnh, chúng có thể lẩn trốn và bỏ ăn.

Sau khoảng 2 tuần, những bào thai tôm nhỏ xíu phát triển hoàn toàn dù có nhiều điểm khác với tôm trưởng thành. Khi thoát ra khỏi màng trứng, thân của tôm con khá to và chưa đầy noãn hoàng với cặp mắt khổng lồ và đuôi bé xíu. Sau khoảng vài lần lột vỏ thì tôm con mới có thể cứng cáp và tự do hơn.

Tham khảo: Hướng Dẫn Cách Nuôi Tôm Cảnh Thủy Sinh Đúng Kỹ Thuật

Chăm sóc tôm cảnh sinh sản

Chăm sóc tôm cảnh sinh sản

Cũng như chúng tôi có nói ở trên, thời kỳ sinh sản là khoảng thời gian vô cùng nhạy cảm với tôm cảnh cái. Do đó, bạn cần phải xây dựng chế độ chăm sóc đặc biệt dành cho tôm cảnh sinh sản.

Bể nuôi

Bể nuôi tôm cảnh cần có đủ không gian để tôm cái hoạt động và sinh sống. Đảm bảo nguồn nước nuôi chất lượng và đã được khử clo nếu là nước máy. Tần suất thay nước tốt nhất là 1 tuần 1 lần, mỗi lần thay chỉ khoảng 30% lượng nước ở trong bể.

Bạn có thể đặt trong bể nuôi các mỏm đá, khúc gỗ hoặc là đồ chơi cho tôm cảnh. Những vật liệu này không chỉ có tác dụng trang trí, mà còn giúp cho tôm cảnh cái ẩn náu. Bởi thời kỳ này chúng khá nhạy cảm, stress hơn bình thường.

Chất lượng nước nuôi

Chất lượng nước là yếu tố vô cùng quan trọng khi nuôi tôm cảnh, cả lúc bình thường và nhất là thời kỳ tôm cảnh sinh sản. Bạn phải đảm bảo chất lượng nước có độ pH 5 – 8, độ cứng kH khoảng 1 – 6. Cũng cần nhớ thường xuyên thay nước cho tôm cảnh, vệ sinh mỗi ngày để không làm ô nhiễm nguồn nước.

Nhiệt độ

Với tôm cảnh, nhiệt độ thích hợp dành cho chúng là 22 độ C cho đến 24 độ C. Nhưng trong thời kỳ tôm cảnh sinh sản, bạn nên tăng thêm 1 cho đến 2 độ C. Chú ý không để nhiệt độ trong bể nuôi cao hơn 28 độ C, bởi điều này sẽ là gián đoạn quá trình nuôi.

Thức ăn

Bạn cũng phải cung cấp đầy đủ dinh dưỡng. Với các loại thức ăn chính không thể thiếu như là rong rêu, cá nhỏ, trùm chỉ, bắp cải luộc, lá bàng khô,… Cùng với đó là bổ sung các loại rau củ, như là lá dâu, dưa leo, viên tảo,… Để cho tôm cảnh có thể thực hiện quá trình sinh sản tốt nhất, bạn cũng đừng quên bổ sung thêm cho nó các loại thức ăn công nghiệp bổ dưỡng, vitamin.

Trên đây là những chia sẻ của tepcanhdep.com về quá trình tôm cảnh sinh sản. Hy vọng rằng với các kiến thức chúng tôi cung cấp, sẽ giúp cho bạn chăm sóc tôm cảnh sinh sản được tốt nhất.

logo-tepcanhdep

Nhài Nguyễn

Xin chào mình là Nhài Nguyễn đang là tác giả tại tepcanhdep.com cập nhật đầy đủ chi tiết nhất về cách nuôi, cách chăm sóc cho tép cảnh, tôm cảnh. Cập nhật tin tức, kiến thức giúp các bạn có thể nuôi, chăm 1 bể thủy sinh đầy tép cảnh đẹp

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*