Tôm Cảnh Nuôi Chung Với Cá Nào Thì Phù hợp?

theo-doi-tepcanhdep-tren-google-new
Tôm cảnh nuôi chung với cá nào thì phù hợp?

Để bể thủy sinh được đẹp thì nhiều người đã lựa chọn tôm cảnh nuôi chung với cá. Nhưng không phải loài cá nào cũng thích hợp nuôi chung với tôm cảnh. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn một số loài cá nên nuôi với tôm cảnh, cũng như cách chăm sóc khi nuôi chung hai loài này.

Giới thiệu chung về tôm cảnh

Giới thiệu chung về tôm cảnh

Tôm cảnh tên trong tiếng anh là Crayfish aquarium, Crayfish, Lobster. Đây là loài thủy sinh nước ngọt, thích hoạt động ở tầng đáy. Kích thước trung bình của tôm cảnh thường khoảng 2.5cm đến 15cm. Một số dòng đặc biệt có thể đạt kích thước lên đến 30cm khi trưởng thành.

Cũng giống như cũng con tôm bình thường khác, tôm cảnh có 8 chân, 2 càng và 2 râu. Vỏ ngoài của tôm cảnh khá đa dạng về màu sắc, như là xanh, đỏ, vàng, trắng, tím,… Thức ăn của tôm cảnh khá đa dạng, như là xác cá, động vật, cây thuỷ sinh,… Hầu hết các loài tôm cảnh không yêu cầu quá cao về môi trường sống, chỉ cần đáp ứng nhiệt độ từ khoảng 20 – 30oC và độ pH: 6.5 – 8.2.

Dưới đây là một số dòng tôm cảnh phổ biến ở Việt Nam

  • Tôm Procam: Loài tôm cảnh này có các màu phổ biến như là xanh dương, trắng, cam và đỏ. Procam cũng chính là dòng tôm cảnh phổ biến nhất ở thị trường Việt Nam và được nhiều người yêu thích.
  • Tôm Destructor: Đây là dòng tôm cảnh được yêu thích bởi có nhiều màu sắc bắt mắt như là xanh dương, đen, trắng, Xanh rêu hoặc là nâu đất. Đặc điểm nổi bật của dòng tôm kiểng Destructor chính là cặp càng cao hơn so với những dòng tôm kiểng khác.
  • Pro Ghost: Dòng tôm cảnh này sở hữu màu sắc trên cơ thể vô cùng lạ mắt. Thông thường sẽ là các màu phối với nhau như là xanh cam phối trắng, nâu đỏ xanh trắng trộn lẫn với nhau. Hơn nữa, tôm cảnh Pro Ghost còn sở hữu cặp càng rất dài.

Tôm cảnh nuôi chung với cá nào thì phù hợp?

Tôm cảnh nuôi chung với cá nào thì phù hợp?

Thường thì mọi người sẽ lựa chọn các loại cá hiền lành, không hung hăng để nuôi chung với tôm cảnh. Một số loại cá được ưa chuộng nuôi cùng tôm cảnh như là cá bống vàng, cá chuột hay cá trâm hoặc là cá Pleco,…

Bạn tuyệt đối không được nuôi tôm cảnh với các loại cá sau đây. Như là Cá Danios; Cá thủy tinh, cá bút chì; Cá Neon; Dòng cá Raboras; Cá Angels; Cá Gouramis, Dòng cá Guppy, bảy màu rừng;… Bởi vì những loại cá này rất hung hung, tôm cảnh sẽ trở thành con mồi của nó bất kỳ lúc nào.

Xem thêm: Tôm Cảnh Ăn Gì? Lưu Ý Để Nuôi Tôm Cảnh Khỏe Mạnh

Hướng dẫn cách chăm sóc tôm cảnh nuôi chung với cá

Hướng dẫn cách chăm sóc tôm cảnh nuôi chung với cá

Để cân bằng được việc nuôi tôm cảnh chung với cá, bạn cần phải đảm bảo một số điều sau đây.

Nước nuôi

Nước nuôi tôm cảnh cần phải đảm bảo chất lượng, nếu là nước máy thì cần phải được loại bỏ cặn bẩn và CLO. Duy trì môi trường nước nuôi tôm ở nhiệt độ từ 20 – 30 độ C, độ pH thì cần đạt từ 6.5 – 8.2 là thích hợp nhất. Bạn cũng cần lưu ý duy trì chất lượng nước bằng việc thay thường xuyên 1 đến 2 tuần một lần. Mỗi lần thay nước cho tôm cảnh chỉ khoảng 20 – 30% lượng nước đang có, tuyệt đối không được thay 100%.

Dụng cụ trong bể nuôi

Thường thì khi nuôi tôm cảnh chung với cá, mỗi con sẽ cần khoảng 5 – 10 lít nước. Do đó, dựa vào số lượng tôm bạn muốn nuôi để lựa chọn dung tích bể cho thật hợp lý. Trong bể nuôi cần bố trí thêm các dụng cụ như là ống sứ, lũa ống,… Những dụng cụ này không đơn thuần là để trang trí bể nuôi, mà nó còn giúp cho tôm cảnh ẩn náu khi cần.

Ngoài ra, bạn cũng nên trồng thêm một số loại cây thủy sinh dễ sống như là lan nước hoặc ráy. Để môi trường sống của tôm cảnh được thân thiện hơn, đừng quên cho thêm vào bể nuôi các loại sỏi suối, đá thuỷ sinh. Ngoài ra, bạn cũng có thể trang bị thêm cho hồ nuôi tôm của bạn 1 bộ lọc, 1 máy oxy và cùng một đèn chiếu sáng. Tất cả những dụng cụ này sẽ giúp cải thiện môi trường nước hồ tôm, cũng như là cung cấp đầy đủ dưỡng khí để tôm phát triển tốt nhất.

Thức ăn

Để không xảy ra trường hợp xấu là hai loài tôm cảnh và cá “đấu đá” với nhau, thì bạn cần cung cấp cho chúng đầy đủ dưỡng chất. Bạn nên chia thức ăn thành nhiều bữa trong ngày, dọn vệ sinh ngay khi chúng ăn xong để tránh ô nhiễm nguồn nước. Hơn nữa, cần duy trì một khung giờ ăn cho tôm cảnh, để có thể dễ dàng quát sát và chăm sóc chúng hơn.

Tôm cảnh không quá kén ăn, với các loại thực phẩm chính như là trùn chỉ, Artemia, Thịt, Cá hoặc là các loại tép luộc,… Cùng với đó, bạn cần bổ sung cho tôm cảnh các loại thức ăn từ thực vật như là rong rêu, bắp cải luộc, cây thủy sinh, viên tảo, cà rốt, lá bàng khô, dưa leo, lá dâu,… Hiện nay trên thị trường cũng cung cấp rất nhiều các loại thức ăn công nghiệp dành cho tôm cảnh, để bổ sung đầy đủ vitamin và dưỡng chất cho chúng.

Để tôm cảnh nuôi chung với cá được khỏe mạnh và phát triển tốt nhất, bạn cần lựa chọn loại cá phù hợp. Rất mong với các kiến thức tepcanhdep cung cấp, sẽ giúp cho bạn sở hữu một bể thủy sinh có tôm cảnh và cá cảnh đẹp lộng lẫy.

logo-tepcanhdep

Nhài Nguyễn

Xin chào mình là Nhài Nguyễn đang là tác giả tại tepcanhdep.com cập nhật đầy đủ chi tiết nhất về cách nuôi, cách chăm sóc cho tép cảnh, tôm cảnh. Cập nhật tin tức, kiến thức giúp các bạn có thể nuôi, chăm 1 bể thủy sinh đầy tép cảnh đẹp

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*