Tôm Cảnh Ăn Gì? Lưu Ý Để Nuôi Tôm Cảnh Khỏe Mạnh

theo-doi-tepcanhdep-tren-google-new
Tôm cảnh ăn gì?

Thức ăn chính là một yếu tố tác động rất lớn đến sự phát triển của tôm cảnh. Vậy tôm cảnh ăn gì? Trong bài viết dưới đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về thức ăn chính dành cho tôm cảnh, cũng như cách chăm sóc nó khỏe mạnh nhất nhé.

Tôm cảnh ăn gì?

Tôm cảnh ăn gì?

Tôm cảnh là một loài ăn tạp, nên nó cũng không yêu cầu quá cao về thức ăn. Bạn có thể cung cấp cho tôm cảnh nhiều loại thức ăn khác nhau, chủ yếu 3 loại chính sau:

  • Thức ăn chính: Các loại thức ăn chính của tôm cảnh là cá nhỏ, trùm chỉ, rong rêu, bắp cải luộc, cây thủy sinh, lá bàng khô,…
  • Thức ăn bổ sung: Bạn cần bổ sung cho tôm cảnh chất đạm để hỗ trợ quá trình lột vỏ của chúng. Bên cạnh đó là các loại thức ăn bổ sung khác như là viên tảo, cà rốt, dưa leo, lá dâu,….
  • Thức ăn khô: Bạn cũng cần bổ sung thêm cho tôm cảnh các loại thức ăn viên, mua ở các cửa hàng bán đồ thủy sinh hoặc trên mạng rất nhiều. Nhưng bạn cũng cần phải chú ý đến nguồn gốc xuất xứ, hạn sử dụng để tránh mua phải hàng giả, chất lượng kém.

Lượng thức ăn cho tép cảnh cần phải chia nhỏ và ăn nhiều lần trong ngày. Sau khoảng thời gian tôm ăn xong thì cần loại bỏ phần dư thừa để nguồn nước không bị ô nhiễm. Hơn nữa, chỉ nên cho vào bể lượng thức ăn hợp lý cho tôm cảnh, tránh dư thừa.

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Nuôi Tôm Cảnh Thủy Sinh Đúng Kỹ Thuật

Điều lưu ý cần biết để nuôi tôm cảnh khỏe mạnh nhất

Điều lưu ý cần biết để nuôi tôm cảnh khỏe mạnh nhất

Nuôi tôm cảnh không yêu cầu quá nhiều kỹ thuật phức tạp, nhưng bạn cũng cần phải trang bị các kiến thức cần thiết để tôm sống khỏe mạnh và đẹp nhất.

Chọn giống tôm

Điều đầu tiên khi nuôi tôm cảnh chính là chọn giống. Hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều giống tôm, đặc điểm và giá cũng khác nhau. Có những con tôm cảnh chỉ vài chục nghìn, nhưng cũng có những loài đến tiền triệu. Do đó, tùy và điều kiện kinh tế thì bạn chọn lấy loài tôm cảnh phù hợp.

Để lựa chọn được giống tôm cảnh tốt nhất, bạn cần dựa vào những đặc điểm sau.

  • Về màu sắc: Bạn có thể lựa chọn tôm cảnh màu đỏ, màu trắng, màu cam, hoặc là màu xanh cho lạ mắt. Tất cả những màu tôm cảnh này đều vô cùng đặc biệt, giúp cho hồ thủy sinh thêm nổi bật.
  • Về đặc điểm: Bạn nên chọn những con tôm cảnh năng động, bơi khỏe, cũng như là có khả năng leo trèo tốt. Màu tôm sắc nét, không mờ nhạt và cơ thể chúng còn nguyên 2 càng và 8 chân.

Chuẩn bị bể nuôi tôm cảnh

Bởi vì tôm cảnh rất dễ thích nghi với môi trường mới nên bạn cũng không cần chuẩn bị bể nuôi quá cầu kỳ. Khi nuôi tôm cảnh, bạn chỉ cần đảm bảo các yếu tố sau:

  • Nhiệt độ: Từ 20 độ C cho đến 30 độ C.
  • Độ pH: 6.5 – 8.2
  • Sử dụng bộ lọc trong hồ để hỗ trợ cung cấp oxy tôm cảnh.
  • Thay nước cho tôm cảnh từ 1 – 2 lần/ tuần. Mỗi lần thay từ 30 – 50% thể tích nước trong hồ, không được thay toàn bộ.
  • Chất lượng nước nuôi tôm cảnh đảm bảo sạch, đã khử Clo.

Trong bể nuôi tôm cảnh, bạn cần phải trang bị thêm những đồ như là nham thạch to, sỏi suối. Những vật liệu này giúp cho tôm cảnh có môi trường trú ẩn, vui chơi. Bạn cũng đừng quên trang bị thêm mỏm đá hoặc nhánh cây để tôm thỏa sức leo trèo. Có thể tận dụng ống nước PVC cắt khúc nhỏ vừa để làm hang cho tôm cảnh lẩn trốn. Hoặc là trang trí thêm các đèn, bụi cây để bể thủy sinh thêm lộng lẫy hơn.

Tham khảo: Kiến Thức Nuôi Tôm Cảnh Crayfish Chuẩn Đẹp Nhất

Chăm sóc tôm cảnh bị lột vỏ

Sau khi đã biết tôm cảnh ăn gì, điều quan trọng nữa đó chính là chăm sóc chúng. Giai đoạn lột vỏ là cực kỳ nhạy cảm với tôm cảnh, nó sẽ dễ bị tổn thương. Bắt đầu vào thời kỳ lột vỏ, tôm cảnh thường xuất hiện hai đốm trắng mờ mờ ở dưới lớp vỏ, nó thường nằm ở góc mắt ngay phần tiếp nối giữa cổ và đầu tôm.

Nếu bạn muốn chăm sóc tôm cảnh khi lột vỏ được cẩn thận nhất, nên cho chúng ra một chiếc hộp riêng. Điều này sẽ hạn chế việc tôm bị tổn thương, gãy càng hoặc tác động xấu khác. Thường thì mỗi con tôm sẽ lột xác khoảng 11 lần, do đó bạn cần quan sát để có biện pháp để chăm sóc chúng được hợp lý nhất. Nhớ bổ sung thêm oxy và khoáng chất để cho vỏ của chúng nhanh cứng.

Một số loài cá nên nuôi chung với tôm cảnh

Để cho bể thủy sinh được đẹp và thêm phần sinh động, thường thì mọi người sẽ nuôi chung tôm cảnh với cá. Nhưng không phải loài cá nào cũng chung sống hòa thuận với tôm cảnh. Bạn nên chọn những loại hiền lành, không gây hại hoặc tranh giành môi trường sống với tôm cảnh.

Một số loài cá thường được chọn để nuôi với tôm cảnh như là Cá chuột otto, Cá chuột pugmy, Cá trâm, Cá bống vàng, hoặc là các dòng cá Pleco như Tỳ bà bướm, tỳ bà thường,…

Một số loài cá bạn tuyệt đối không nên nuôi chung với tôm cảnh như là ,Cá thủy tinh, cá bút chì, Cá Danios, Dòng cá Raboras, Cá Gouramis, Cá Angels,…

Thông qua bài viết trên của tepcanhdep, chắc chắn bạn đã giải đáp được thắc mắc tôm cảnh ăn gì? Nếu biết cách chăm sóc tôm cảnh đúng kỹ thuật, bạn sẽ giúp chúng trở nên đẹp và sống được lâu nhất.

logo-tepcanhdep

Nhài Nguyễn

Xin chào mình là Nhài Nguyễn đang là tác giả tại tepcanhdep.com cập nhật đầy đủ chi tiết nhất về cách nuôi, cách chăm sóc cho tép cảnh, tôm cảnh. Cập nhật tin tức, kiến thức giúp các bạn có thể nuôi, chăm 1 bể thủy sinh đầy tép cảnh đẹp

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*