Nuôi Tép Cảnh Thủy Sinh Và Cách Setup Hồ Thủy Sinh Nuôi Tép Cảnh

theo-doi-tepcanhdep-tren-google-new
Kiến thức nuôi tép cảnh thủy sinh và cách setup hồ thủy sinh nuôi tép cảnh

Tép cảnh thủy sinh ngày càng phổ biến, bởi chúng khá dễ nuôi và còn sở hữu một ngoại hình cuốn hút. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn các kiến thức về nuôi tép cảnh thủy sinh, cũng như cách setup hồ thủy sinh nuôi tép cảnh đúng chuẩn nhất.

Tổng hợp kiến thức làm bể nuôi tép cảnh thủy sinh

Kiến thức nuôi tép cảnh thủy sinh và cách setup hồ thủy sinh nuôi tép cảnh

Để sở hữu hồ thủy sinh nuôi tép cảnh đúng chuẩn nhất, bạn cần tham khảo các kiến thức sau đây.

Kích thước của bể nuôi tép cảnh

Một bể nuôi tép cảnh được cho là thích hợp khi nó đáp ứng đủ hai tiêu chí tiện nghi và đẹp. Kích thước phổ biến của một bể nuôi tép cảnh thường là bể cubic 20,30. Nếu có điều kiện, bạn có thể lựa chọn bể chữ nhật 60 lớn hơn để chơi, (633,644). Nhưng lưu ý bạn không nên làm bể vượt quá 60, điều này vừa khó để ngắm mà cũng không thuận lợi cho việc chăm sóc.

Đất nền

Những loại nền để nuôi tép chuyên dụng thường là đất nền có tác dụng ổn định độ pH. Nó cũng có mức dưỡng từ độ trung bình cho đến cực kỳ thấp. Nếu có kinh tế hơn, bạn cũng nên đầu tư đất nền ADA. Không chỉ cần lựa chọn loại đất nền bình thường là control soli, gex đỏ, akadama,…

Cây thủy sinh trong bể

Để trồng trong hồ thủy sinh, bạn nên chọn những loại cây dễ sống, không yêu cầu quá cao về chất dinh dưỡng. Ví dụ như là sen tiger, rêu, ráy, rong đuôi chó rong đuôi chồn, hạt mầm thần thánh,… Những loại cây thủy sinh này bạn có thể mua ở các cửa hàng hoặc là những hội nhóm chia sẻ nuôi tép cảnh.

Đèn

Bạn không chọn những loại đèn quá đắt tiền cho bể tép, trên thị trường có bán các loại đèn tầm giá từ 120.000vnđ cho đến 220.000 vnđ. Bạn có thể hỏi người mua để lựa chọn đèn phù hợp với diện tích bể tép, cũng như loài tép mình đang nuôi. Đèn chiếu phù hợp sẽ giúp cho tép cảnh sống được khỏe mạnh, lên màu đẹp cũng như người nuôi cũng dễ dàng quan sát để chăm sóc tép cảnh hơn.

Xem thêm: Tép Cảnh Lột Vỏ Có Lợi Ích Gì? Quá Trình Tép Cảnh Lột Vỏ

Hệ thống lọc cho tép cảnh

Tùy vào kích thước của bể nuôi tép cảnh mà bạn cần chọn hệ thống lọc phù hợp. Nếu chơi loại bể bé, bạn cần chọn bộ lọc thác hoặc là lọc bio. Còn nếu những bể tép cảnh có kích thước to, bạn cần chọn hệ thống lọc thùng hoặc là lọc treo. Cùng với đó là 1 cục sủi oxy hoặc 1 cái lọc bio.

Lời khuyên cho những người mới bắt đầu chơi tép thủy sinh đó chính là dù là loại lọc gì thì vẫn phải kèm theo lọc bio. Cũng như đầu tư một loại máy sủi oxy tốt nhất, để không làm ô nhiễm tiếng ồn trong khu vực sống.

Đồ trang trí

đồ trang trí tép cảnh thủy sinh

Bạn có thể thêm các khối gỗ hình vuông, hình chữ nhật, ống gỗ vào trong bể để cho tép cảnh bơi đùa. Đây cũng được tận dụng làm nơi trú ẩn của tép cảnh khi nó cảm thấy nguy hiểm. Đặc biệt, tép cảnh vô cùng thích lũa chola, hãy sắm ngay cho chúng nhé.

Đĩa đựng đồ ăn cũng là một thứ mà bạn nên trang bị cho bể nuôi tép cảnh. Vì nếu có thức ăn thừa thì có thể hút, vệ sinh ra một cách dễ dàng. Tránh được các tình trạng sán, ảnh hưởng đến lớp đất nền.

Khám phá: Tổng hợp Cửa Hàng Tép Cảnh Đà Nẵng Uy Tín Nhất Hiện Nay

Những thiết bị khác ở trong hồ tép cảnh thủy sinh

Tất nhiên để nuôi được tép cảnh thì bạn không thể thiếu được vi sinh bột chuyên dụng, cùng với bất kỳ loại vi sinh sông nào như là em1,empro, extrabio, mrbio, psb,… Hơn nữa là các khoáng (dạng bột hoặc nước), thức ăn cho tép (Các loại thức ăn công nghiệp, viên rau bina, hoặc là atermia sấy khô,… Và cũng không thể quên chuẩn bị các loại thức ăn tươi dành cho tép cảnh như là rau củ quả, lá bàng, lá dâu tằm,…

Nếu là các thực phẩm tươi, bạn nên tiến hành trần sơ trước khi mà cho tép cảnh ăn. Nếu muốn cung cấp thêm lượng canxi cho tép cảnh, bạn có thể thả vào bể vỏ trứng. Cũng đừng quên bổ sung các loại vitamin cần thiết cho tép cảnh, để chúng được phát triển một cách toàn diện nhất nhé.

Hướng dẫn cách thả tép cảnh thủy sinh vào hồ

Hướng dẫn cách thả tép cảnh thủy sinh vào hồ

Việc thả tép cảnh thủy sinh vào hồ là vô cùng quan trọng, vì nó sẽ quyết định đến sự thích nghi của tép cảnh. Khi mới mua tép cảnh về, bạn cần giữ nguyên bịch và đó nó vào hồ để ổn định trong vòng 15 phút.

Sau khoảng 15 phút thì bạn mới thả tép ra, tiếp đó là tắt điện để cho tép được nghỉ ngơi ổn định. Thời gian này, tép sẽ bắt đầu làm quen với môi trường mới và dần dần thích nghi, phục hồi. Sau 4 tiếng khi thả vào thì bạn sẽ cho tép ăn lần đầu tiên, chú ý là cần phải vớt cặn thức ăn thừa để không làm ô nhiễm nguồn nước.

Đều đặn mỗi tuần thì bạn cũng cần phải thay nước 1 lần, chú ý một lần chỉ được thay khoảng 20% lượng nước có trong bể. Sau khi nước được thay, cũng cần phải bổ sung thêm các chất khoáng, bù lượng chất dinh dưỡng đã mất.

Trên đây là những chia sẻ của tepcanhdep về kiến thức về nuôi tép cảnh thủy sinh, cũng như cách setup hồ thủy sinh nuôi tép cảnh đúng chuẩn nhất. Chắc chắn khi bạn áp dụng những điều này, sẽ giúp cho tép cảnh được khỏe mạnh, sở hữu ngoại hình đẹp mắt nhất.

logo-tepcanhdep

Nhài Nguyễn

Xin chào mình là Nhài Nguyễn đang là tác giả tại tepcanhdep.com cập nhật đầy đủ chi tiết nhất về cách nuôi, cách chăm sóc cho tép cảnh, tôm cảnh. Cập nhật tin tức, kiến thức giúp các bạn có thể nuôi, chăm 1 bể thủy sinh đầy tép cảnh đẹp

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*