Tép Cảnh Nuôi Chung Với Cá Nào Thì An Toàn Và Đẹp Nhất

theo-doi-tepcanhdep-tren-google-new
Tép cảnh nuôi chung với cá nào thì thích hợp nhất

Bên cạnh việc nuôi tép cảnh riêng một bể, tép cũng cũng được nuôi chung trong bể cá. Nhưng không phải loài cá nào cũng chung sống “hòa bình” với tép. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tép cảnh nuôi chung với cá nào thì an toàn và đẹp nhất nhé.

Những điểm tiêu biểu của loài tép cảnh

Những điểm tiêu biểu của loài tép cảnh

Mỗi loài tép cảnh sẽ sở hữu đặc điểm, tính cách và cách chăm sóc khác nhau. Nhưng nhìn chung các dòng tép cảnh sẽ cùng chung những điều sau:

  • Kích thước của tép kiểng khá nhỏ, chiều dài chỉ từ 1.5cm cho đến 2cm. Do đó, khi nuôi chung với những loài cá hung dữ, tép cảnh cũng rất có nguy cơ bị nuốt trôi ngay tức khắc.
  • Tính cách của hầu hết các loài tép cảnh là hiền lành, thân thiện. Chúng ta có thể nhận thấy tép cảnh thường có xu hướng lẩn trốn vào góc bể, tẩu thoát nhanh nếu thấy nguy hiểm.
  • Tập tính của tép kiểng chính là sống theo bầy đàn, nên cần nuôi số lượng nhiều thì chúng sẽ phát triển tốt nhất. Bởi vì khi sống với số lượng đông chúng đỡ sợ và ít stress hơn.
  • Tép cảnh là loài giáp xác, có nghĩa là đến chu kỳ sinh trưởng thì chúng sẽ lột xác để khỏe mạnh và lớn hơn. Khoảng thời gian mới lột xác thì chúng sẽ khá yếu ớt, có thể bị giết bởi những sinh vật nhỏ bé khác như là sán, cá con,…
  • Khi tép cảnh tới giai đoạn giao phối sinh sản, tép mái sẽ tiến hành ôm trứng dưới bụng đến khi mà tép con nở bơi ra ngoài. Nhờ vậy mà trứng tép được giữ an toàn, không bị làm hại bởi các loài ốc nhỏ.

Tép cảnh nuôi chung với cá nào thì thích hợp nhất

Nếu bạn đang tép cảnh nuôi chung với cá nào, hãy tham khảo một số cái tên dưới đây.

Tép cảnh nuôi chung với cá nào thì thích hợp nhất

Loài cá tốt nhất để nuôi chung với tép cảnh

Thường thì những loại cá hiền lành, sở hữu kích thước vừa phải sẽ là lựa chọn thích hợp nhất để nuôi chung với tép cảnh. Ví dụ như là cá neon, cá chuột otto, hoặc cá bảy màu,… Khi nuôi chung các loại cá này với tép cảnh thì yên tâm là không xảy ra bất kỳ vấn đề gì.

Tép cảnh nuôi chung với cá nào thì an toàn và đẹp nhất

Các loại cá dưới đây cũng rất thích hợp để nuôi chung bể với tép cảnh.

  • Cá bống vàng: Loại cá này có tính cách hiền lành, chúng được nuôi để dọn chất bẩn, rong rêu trong bể.
  • Các dòng cá Cory’s (Cá chuột): Loại cá này sở hữu hình dáng và màu sắc độc đáo, nên sẽ giúp cho bể thủy sinh thêm phần sinh động.
  • Các dòng cá pleco (cá tỳ bà bướm, tỳ bà thường, trực thăng): Những loại cá này hầu như là có tính cách hiền này, nhưng trong trường hợp tép cảnh bị yếu chúng vấn thực hiện tấn công. Do đó, khi nuôi chung tép cảnh với loại cá này thì cần thường xuyên chú ý đến sức khỏe của nó.

Tép cảnh đã lớn nên nuôi chung với loại cá nào?

Khi tép cảnh lớn thì kích thước cũng tăng lên, do đó có thể nuôi chung với một số loại cá dưới đây.

  • Các dòng cá Danios (Cá sọc ngựa): Giống cá này thuộc họ nhà cá chép, nuôi rất dễ. Cùng với đó là màu sắc đa dạng như là sọc ngựa hồng, sọc ngựa xanh, hoặc là sọc ngựa vàng,…
  • Cá trâm nuôi theo đàn: Loại cá trâm này có kích thước nhỏ nhắn, với màu đỏ xanh rực rỡ nên giúp tạo điểm nhấn cho bể cá. Cá trâm cũng rất thích hợp để nuôi chung bể với tép cảnh.
  • Cá thủy tinh, bút chì: Sở hữu thân hình thon dài như bút chì, chúng thường thích đến các góc trong hồ để tìm rong rêu.
  • Các dòng cá Rasboras (Cá tam giác): Loại cá này sở hữu hình dáng độc đáo, với hoa văn bắt mắt. Nó cũng là một trong các loại cá thân thiện, nên được yêu thích khi nuôi chung với tép cảnh.

Xem thêm: Top Các Loại Tép Cảnh Đắt Tiền Nhất Hiện Nay

Tép cảnh không nên nuôi chúng với cá nào?

Tép cảnh không nên nuôi chúng với cá nào?

Dưới đây là các loại cá mà bạn tuyệt đối không nên nuôi chung với tép cảnh.

  • Cá họ Angels (Ông tiên, thần tiên): Loại cái này còn có tên là Pterophyllum Scalare, cá cảnh nước ngọt sống chủ yếu ở vùng nhiệt đới. Cá ông tiên sở hữu màu sắc bắt mắt nên được nhiều người lựa chọn, thức ăn chính của nó là các loại cá con, tép nhỏ.
  • Cá họ Gouramis (cá sặc): Các sặc gấm hay còn có tên khác là cá sặc lửa, nó có họ với cá tai tượng. Cá sặc sở hữu thân hình với màu sắc đa dạng như là xanh lục, xanh dương, hồng đỏ. Tính cách của cá sặc tương đối hiền lành, nhưng món ăn của nó là tép nên không thể nuôi chung được.
  • Cá họ Discuss (cá dĩa): Nó được ví như là Vua của hồ cá, hay còn được gọi là Nhất Đại Mỹ Ngư. Bởi vì nó sở hữu hình dáng đẹp rực rỡ, nhưng là loại ăn thịt nên tuyệt đối không nuôi chung với tép kiểng.
  • Bên cạnh đó, một số giống cá có kích thước lớn và hung dữ cũng không nên để trong bể với tép kiểng. Ví dụ như là cá la hán, cá rồng,… 

Lưu ý cần biết khi nuôi tép chung bể cá cảnh

Lưu ý cần biết khi nuôi tép chung bể cá cảnh

Khi tép cảnh ở trong bể sẽ không có chỗ trú ẩn như ngoài tự nhiên nên nó sẽ dễ dàng trở thành con mồi của các loài cá hung dữ . Dưới đây là những cách nuôi tép cảnh chung với cá.

  • Tạo nơi trú ẩn cho tép cảnh: Việc tạo nên trú ẩn cho tép cảnh sẽ giúp chúng cảm thấy được an toàn hơn, tránh bị stress, lo lắng ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Nuôi tép chung với bể cá thì khả năng cho tép sinh sản sẽ khá khó, vì những con tép nhỏ sẽ dễ bị tấn công hơn.
  • Muốn sở hữu bể tép sinh sản, bạn nên nuôi số lượng nhiều và cũng không để chung với các loài cá khác.
  • Chọn cá nuôi chung với tép thì phải có kích thước nhỏ, hiền lành và không làm ảnh hưởng đến môi trường sống của tép.

Thông qua bài viết trên của tepcanhdep, chắc chắn bạn đã biết tép cảnh nuôi chung với cá nào thì thích hợp. Hãy chọn những loại cá phù hợp để giúp bể thủy sinh thêm đẹp, mà không làm hại đến tép cảnh nhé.

logo-tepcanhdep

Nhài Nguyễn

Xin chào mình là Nhài Nguyễn đang là tác giả tại tepcanhdep.com cập nhật đầy đủ chi tiết nhất về cách nuôi, cách chăm sóc cho tép cảnh, tôm cảnh. Cập nhật tin tức, kiến thức giúp các bạn có thể nuôi, chăm 1 bể thủy sinh đầy tép cảnh đẹp

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*