Tép Cảnh Bị Hở Cổ Và Các Vấn Đề Phòng Tránh

theo-doi-tepcanhdep-tren-google-new
Tép cảnh bị hở cổ là gì?

Nuôi tép cảnh khá dễ, nhưng cũng không đồng nghĩa với việc là bạn không chăm sóc cho chúng. Tép cảnh bị hở cổ là một trong những vấn đề là người chơi thủy sinh quan tâm. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tép cảnh bị hở cổ là gì, cũng như những điều cần biết để phòng tránh vấn đề này ở tép cảnh nhé.

Mục Lục

Tép cảnh bị hở cổ là gì?

Tép cảnh bị hở cổ là gì?

Tép cảnh bị hở cổ chính là hậu quả của quá trình nó lột vỏ thất bại. Như chúng ta cũng biết, trong quá trình lột xác thì tép cảnh sẽ đổ đầy nước vào phần vỏ của chúng cho đến khi võ củ được tách ra hoàn toàn. Khi đó, điểm đứt gãy sẽ ở phần cổ, đoạn ở giữa mai và bụng đầu tiên. Đồng thời tép sẽ thực hiện uốn cong chữ U, như hiệu ứng lò xo để có thể vặn ra khỏi lớp vỏ cũ.

Nhưng nó có thể xảy ra sự cố là không bị gãy một điểm ở vùng cổ, mà lớp vỏ lại bị gãy toàn bộ vỏ ngoài. Xuất hiện vòng trắng là phần thịt của tép bị lộ ra. Dẫn đến việc là có hai phần của bộ vỏ cũ không có bất cứ sự kết nối nào.

Chính điều này nên việc uốn cong chữ U không giúp được gì, làm tép cũng không thể bật ra khỏi vỏ của nó. Một vài trường hợp tép cảnh còn không thể cử động được phần miệng và chân của chúng. Do đó, lớp vỏ cũ không còn dính vào thân tép giống như trước nữa. Tác hại của việc này chính là nó gây căng thẳng cho tép, một đến hai ngày sau có thể làm tép bị chết.

Tham khảo: https://tepcanhdep.com/tom-canh/

Những vấn đề cần chú ý trong giai đoạn lột vỏ của tép cảnh

Những vấn đề cần chú ý trong giai đoạn lột vỏ của tép cảnh

Nhiều người cho rằng chất đạm thì sẽ giúp cho tép lớn nhanh, nhưng điều này cũng gây nên nhiều vấn đề như là tép cảnh bị hở cổ trong quá trình lột vỏ. Bởi vì quá trình lột vỏ chính là giai đoạn vô cùng nhạy cảm của tép cảnh, nó có thể gặp nhiều rủi ro liên quan đến tính mạng của chúng.

Tép cần nhiều Protein

Theo các nhà nghiên cứu thì trong thành phần thức ăn cho tép hằng ngày có chứa 40-47% protein thô. Bộ vỏ của tép cảnh gồm các thành phần chính như là Chitin (20 – 30%), Chất đạm (30 – 40%) và cùng với Canxi cacbonat (30-50%).

Như chúng ta có thể thấy rằng, protein đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của tép cảnh. Tép cảnh cần bổ sung nguồn dinh dưỡng với đầy đủ các nguyên tố vi lượng để nó có một cuộc sống thật là khỏe mạnh.

Trong trường hợp trong bể có những con tép chết không rõ nguyên nhân, bạn cần chú ý để chế độ ăn uống của chúng. Trường hợp này thì cần chuyển thành phần thực phẩm chính của chúng sang rau, ví dụ như là bí xanh, cải xoăn chần, rau bina,… Bạn cần hiểu một điều rằng, nếu thiếu protein thì tép chỉ có thể sống trong khoảng một thời gian ngắn.

Thay nước

Một số người nuôi tép lại cho rằng là tép cảnh bị cổ hở nguyên nhân là do nước. Đó là dấu hiệu bởi vì người nuôi đã thay nước quá nhiều. Nhưng trên thực tế là nếu thay nước trong hồ thủy sinh thì sẽ làm thay đổi một số yếu tố nhất định, có thể xảy ra hiện tượng lột xác ngay cả khi mà tép chưa thực sự sẵn sàng.

Do đó, chúng ta cần phải chú ý đến các nồng độ trong nước như là kH, gH, pH và TDS. Đây chính là những điều vô cùng quan trọng giúp cho tép ổn định môi trường sống.

pH và canxi

Trong một số các thí nghiệm, tép được tiếp xúc với độ pH giảm trong vòng 21 ngày. Kết quả cho thấy là không có bất cứ sự khác biệt nào về phát triển của bộ vỏ ngoài, nhưng trọng lượng canxi của vỏ lại có sự thay đổi đáng kể. Điều kiện pH giảm, dẫn đến là tỷ lệ canxi và magie (Ca: Mg) lớn hơn.

Điều này cũng phần nào chứng minh được rằng, dù là tiếp xúc với việc giảm độ pH cũng có tác động đến quá trình khoáng hóa ngoài vỏ. Đầu tư vào trao đổi chất làm tăng quá trình vôi hóa, nó lại trả giá bằng các quá trình sinh lý khác. Khi bộ vỏ ngoài có hàm lượng khoáng chất tăng lên, điều này sẽ tác động đến các vấn đề khi thay vỏ của tép.

Xem thêm: https://tepcanhdep.com/cac-dong-tep-canh/

Một số biện pháp cần biết để hạn chế tép cảnh bị hở cổ

Một số biện pháp cần biết để hạn chế tép cảnh bị hở cổ

Nếu bạn lo lắng về việc tép cảnh của mình gặp phải tình trạng bị hở cổ trong quá trình lột xác, hãy chú ý một vài thông tin dưới đây.

  • Khi thay nước trong bể tép cảnh không được thay lượng quá lớn một lúc, hợp lý nhất là khoảng 30%. Bởi vì bể tép được ví như một hệ sinh thái vô cùng mong manh, phức tạp.
  • Không nên chọn mua tép trưởng thành về nuôi, bởi vì điều này sẽ làm chúng khó thích nghi với môi trường mới.
  • Khi nuôi tép cảnh cần tìm hiểu thông số nước, có các dụng cụ đo để đảm bảo các thông số nồng độ trong bể luôn đạt chuẩn nhất.
  • Một cách để “duy trì” TDS giữa các lần thay nước chính là bổ sung nước RO.
  • Kiểm tra chế độ ăn uống của tép thường xuyên, điều chỉnh chế độ ăn thật hợp lý nhất.
  • Theo dõi bể tép thường xuyên, nhất là giai đoạn chúng lột xác để phát hiện kịp thời các dấu hiệu bất thường của chúng.

Thông quá bài viết trên của tepcanhdep.com, chắc chắn bạn đã hiểu vấn đề tép cảnh bị hở cổ là gì. Chắc chắn với những thông tin chúng tôi chia sẻ, sẽ giúp cho bạn biết cách chăm sóc tép cảnh tốt nhất, để chúng luôn đẹp, khỏe mạnh.

5/5 - (2 bình chọn)
logo-tepcanhdep

Nhài Nguyễn

Xin chào mình là Nhài Nguyễn đang là tác giả tại tepcanhdep.com cập nhật đầy đủ chi tiết nhất về cách nuôi, cách chăm sóc cho tép cảnh, tôm cảnh. Cập nhật tin tức, kiến thức giúp các bạn có thể nuôi, chăm 1 bể thủy sinh đầy tép cảnh đẹp

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*