Hướng Dẫn Kỹ Thuật Nuôi Tép Cảnh Đẹp, Khỏe Mạnh Nhất

theo-doi-tepcanhdep-tren-google-new
Hướng dẫn nuôi tép cảnh đúng kỹ thuật nhất

Việc nuôi tép cảnh cũng là một thú vui tao nhã của nhiều người. Nhưng làm sao để nuôi được những con tép cảnh đẹp, khỏe mạnh nhất là điều không phải ai cũng biết, hãy cùng chúng tôi tham khảo trong bài viết dưới đây.

Hướng dẫn nuôi tép cảnh đúng kỹ thuật nhất

Hướng dẫn nuôi tép cảnh đúng kỹ thuật nhất

Kỹ thuật nuôi tép cảnh đúng chuẩn nhất là điều mà nhiều người đang quan tâm.

Chất lượng nước

Nước chính là yếu tố quan trọng giúp cho tép được sống khỏe mạnh, lên màu đẹp nhất. Bởi vì tép cạnh là một vật nuôi khá nhạy cảm với những môi trường nước khác nhau. Do đó, để đảm bảo tép cảnh được khỏe mạnh nhất, bạn phải cung cấp cho nó nguồn nước chất lượng, cũng như là thường xuyên thay nước định kỳ.

Theo các chuyên gia, điều kiện nước lý tưởng để nuôi tép cảnh chính là độ pH 5 – 8, độ cứng kH khoảng 1 – 6. Còn nếu là nước có độ pH tăng cao hơn 7,5 sẽ gây đến cho tép cảnh nhiều nguy hiểm.

Trong quá trình nuôi, nếu bạn phát hiện ra tép cảnh có dấu hiệu mệt mỏi, bơi yếu thì cần thay nước cho nó. Bởi nguyên nhân chính gây ra tình trạng này chính là nước có mầm bệnh, nếu không được xử lý ngay thì chỉ cần trong vài giờ tép sẽ chết hàng loạt.

Hoặc nếu bạn nhận thấy màu tép thay đổi nhạt đi, cũng chứng tỏ chất lượng nước đi xuống. Khi đó cần làm sạch các chất bẩn dưới nền bể, đồng thời thay 1/3 lượng nước trong bể.

Nhiệt độ nước

Như đã nói ở trên, tép chính là động vật khá nhạy cảm với nhiệt độ, môi trường sống. Bởi vậy, nếu sống ở nhiệt độ nước quá cao sẽ khiến cho tép bị yếu đi và không thể phát triển tốt nhất. Thường thì nhiệt độ lý tưởng cho tép sống là khoảng 22 cho đến 24 độ C.

Riêng đối với loại tép đang trong quá trình sinh nở, nhiệt độ nước có thể cần cao hơn khoảng 1 cho đến 2 độ, tầm khoảng 25 độ C. Còn nếu tăng cao lên đến hơn 28 độ C, thì dẫn đến tép cảnh không đẻ trứng, thậm chí là phai màu hoặc là các giai đoạn phát triển bị chững lại.

Thức ăn

Sức ăn của tép cảnh khá tốt, nó cũng không kén ăn. Những loại thức ăn thông thường của tép cảnh như là rong rêu, giun đỏ, khoáng chất trong nền, cây cỏ,… Nếu bạn nuôi tép cảnh chung với cá, tép cảnh cũng thường xuyên ăn xác chết của cá.

Một điều bạn cần biết là tép cảnh rất thích tìm kiếm thức ăn trong bùn. Do đó, trong bể nuôi bạn cần bổ sung thêm chất nền chuyên dụng để chúng phát triển tốt nhất. Bên cạnh các món ăn thường xuyên, bạn cần bổ sung thêm cho tép cảnh khoáng chất Montmorillonit, canxi,… Bạn có thể dễ dàng tìm mua những chất bổ dưỡng này ở các cửa hàng bán đồ thủy sinh.

Thiết bị nuôi trong bể

Dưới đây là các thiết bị bạn cần có trong bể nuôi tép cảnh.

  • Thứ nhất là lọc đáy, để loại bỏ sạch các chất bẩn và thức ăn dư thừa trên chất nền và sỏi. Theo các chuyên gia, bạn nên kết hợp lọc thác treo và lọc đáy để có kết quả tốt nhất.
  • Tiếp theo là lựa chọn đài phun nước dạng mưa, bởi tép thích sống trong nước chảy với tốc độ vừa phải.
  • Kích thước hồ nuôi tép cảnh có diện tích phù hợp, đảm bảo cho chất lượng nước ở bể duy trì tốt nhất.
  • Bạn cũng có thể chuẩn bị thêm các loại cây thủy sinh, đá trang trí, nó sẽ có tác dụng cung cấp nơi trú ẩn cho tép cảnh.
  • Mua các loại đèn cung cấp ánh sáng cho bể nuôi, sẽ giúp tép lên màu đẹp và chúng ta cũng dễ dàng quan sát trong bể hơn.

Xem thêm: Các Dòng Tép Cảnh Đẹp Được Nhiều Người Nuôi Yêu Thích

Điều cần biết trong quá trình nuôi tép cảnh

Điều cần biết trong quá trình nuôi tép cảnh

Muốn những con tép cảnh luôn khỏe mạnh và lên màu đẹp nhất, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Phải có quy trình xử lý thức ăn thừa của tép, để không làm ô nhiễm nguồn nước. Ví dụ như sau vài giờ chúng không ăn hết, bạn có thể dùng dụng cụ hút thức ăn thừa ra.
  • Cần chú ý thay nước trong bể tép tần suất tuần một lần, mỗi lần chỉ thay khoảng ⅓ lượng nước trong bể. Trong quá trình thay nước, bạn cần nhẹ nhàng để hút hết các chất bẩn trong bể.
  • Sau khi thay nước, cũng cần bổ sung thêm một để tăng độ pH của bể và giúp hệ sinh thái trong bể được phát triển tốt nhất.
  • Khi tép đã nuôi được vài tháng, bạn có thể nhặt ít lá khô rửa sạch nhúng vào nước sôi và cho vào bể nuôi. Việc này sẽ giúp ổn định độ pH, hơn nữa là chống nấm và các bệnh gây hại cho tép.

Xem thêm: https://tepcanhdep.com/tep-canh/

Những lưu ý kỹ thuật nuôi tép cảnh không chết

Những lưu ý kỹ thuật nuôi tép cảnh không chết

Nếu bạn lo lắng về việc nuôi tép cảnh chết, hãy lưu ý một số điều sau:

  • Khi thay đổi môi trường sống: Khi mới mua tép về, bạn tuyệt đối không được thả chúng vào bể ngay. Cần để trong túi nước khoảng 15 phút, sau đó từ từ thả cả nước và tép vào để nó dần dần thích nghi.
  • Lưu ý về thức ăn cho tép cảnh: Những loại thức ăn thông thường của tép cảnh như là cà rốt, viên tảo, rong rêu, lá dâu, dưa leo,… Khi muốn cho thức ăn mới vào bể, bạn cần hút và làm sạch hết tất cả thức ăn và bụi bẩn thừa để tránh môi trường nước bị nhiễm khuẩn.
  • Chú ý về thay lượng nước trong bể nuôi: Khi thay nước không được đổi mới hàng loạt, chỉ nên thay khoảng ⅓ lượng nước trong bể.
  • Nếu bạn phát hiện ra tép cảnh chúi đầu vào một góc rồi bơi thẳng lên, cần sục khí oxi ngay và thay nước liên tục bởi rất có thể chúng đang bị ngộ độc.

Trên đây là những chia sẻ của Tepcanhdep.com về kỹ thuật nuôi tép cảnh được đẹp và khỏe mạnh nhất. Chắc chắn với các kiến thức này, sẽ giúp bạn sở hữu bể tép cảnh tuyệt đẹp.

logo-tepcanhdep

Nhài Nguyễn

Xin chào mình là Nhài Nguyễn đang là tác giả tại tepcanhdep.com cập nhật đầy đủ chi tiết nhất về cách nuôi, cách chăm sóc cho tép cảnh, tôm cảnh. Cập nhật tin tức, kiến thức giúp các bạn có thể nuôi, chăm 1 bể thủy sinh đầy tép cảnh đẹp

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*