Nuôi Tép Cảnh Tại Gia Chọn Loại Nào? Những Lưu Ý Cần Biết

theo-doi-tepcanhdep-tren-google-new
Nuôi tép cảnh tại gia nên lựa chọn chọn loại nào?

Nuôi tép cảnh tại gia đang là thú vui của nhiều người, vì loài tép khá dễ nuôi và còn sở hữu ngoại hình thu hút. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn các kiến thức về nuôi tép cảnh tại gia được khỏe mạnh và đẹp nhất.

Nuôi tép cảnh tại gia nên lựa chọn chọn loại nào?

Nuôi tép cảnh tại gia nên lựa chọn chọn loại nào?

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại tép cảnh được bày bán. Bạn có thể lựa chọn tép cảnh phù hợp với mong muốn của mình về màu sắc, đặc điểm, ngoại hình. Dưới đây là một số loại nuôi tép cảnh tại gia phổ biến nhất.

  • Tép vàng, tép vàng sọc neon: Đây là những loại tại được nuôi tại gia nhiều, cách sóc không quá cầu kỳ. Khi bạn cho những loại tép này ăn lá dâu, thân hình nó sẽ chuyển thành màu xanh.
  • Tép đỏ, tép RC, Red cherry, tép anh đào, tép Sakura: Những loại tép này dễ nuôi, chúng thích nghi nhanh với môi trường sống mới. Nếu bạn biết cách chăm sóc hợp lý, những loại tép này sẽ lên màu cực kỳ rực rỡ ở trong bể.
  • Tép Rili (các loại màu): Loại này rất dễ nuôi trên nền công nghiệp, không cần bổ sung quá nhiều loại khoáng chất thì nó vẫn phát triển bình thường.
  • Tép Pumpkin bí đỏ, bí xanh, bí vàng: Đây là loại tép được đột biến từ tép vàng và con xanh dương. Chúng sở hữu ngoại hình vô cùng đẹp, rực rỡ.
  • Tép xanh dương: Tép xanh dương sở hữu màu sắc vô cùng đẹp mắt, một màu xanh huyền bí. Bạn có thể cho chúng ăn bất kỳ thực phẩm nào như là cà rốt, dưa leo, lá dâu,…
  • Bên cạnh đó, còn rất nhiều các loại tép khác mà có thể nuôi tại gia như là Tép Blood Mary, Tép Blue Dream, Tép đỏ Fire red, Tép SRC,…

Những điều cần biết khi nuôi tép tại gia

Những điều cần biết khi nuôi tép tại gia

Muốn nuôi tép tại gia được thành công nhất, bạn cần lưu ý những điều dưới đây.

Nền và bố cục bể tép cảnh

Môi trường hoạt động chủ yếu của tép chính là lớp nền của bể, nên bạn cần lựa chọn lớp nền an toàn, nhiều dưỡng chất. Nên chọn các loại phân nền như là Gex, Control soil hoặc là những loại phân nền đã qua sử dụng cũng rất an toàn với tép cảnh.

Tép cảnh là loài giáp xác có kích thước khá nhỏ. chỉ khoảng 2cm hoặc hơn 1 ít. Do đó, bạn chỉ cần chọn bể nuôi có kích thước hợp lý, để chúng có không gian sống, ăn uống và vui chơi. Vì tép cảnh là loài sống theo bầy đàn, cho nên bạn cần nuôi ít nhất từ 10 con trở lên.

XEM THÊM: Nuôi Tép Cảnh Chung Với Cá Bảy Màu Và Những Lưu Ý

Môi trường

Môi trường sống chính là yếu tố quyết định lớn đến sự phát triển và màu của tép. Bởi vì tép rất nhạy cảm với môi trường nước, nên bạn cần phải chú ý chất lượng tốt nhất. Thường xuyên thay nước để có thể đảm bảo đủ dưỡng chất, cũng như môi trường sống khỏe mạnh cho chúng.

Theo các chuyên gia khuyên rằng, môi trường nước phù hợp cho tép là có độ pH khoảng 5 – 8, độ cứng kH khoảng 1 – 6. Trong trường hợp độ pH tăng cao hơn 7,5 sẽ gây ra các vấn đề nguy hại với tép cảnh.

Trong trường hợp bạn thấy tép cảnh có biểu hiện bơi yếu, uể oải thì cần thay nước sớm cho chúng. Bởi nguyên nhân có thể do mầm bệnh xuất hiện trong nước, nếu không tìm cách xử lý ngay sẽ rất dễ xảy ra tình trạng tép cảnh chết hàng loạt trong vài giờ. Chất lượng nước giảm tác động rất lớn đến màu sắc của tép, nước tốt thì tép lên màu đẹp nhất.

Mỗi lần tép ăn xong khoảng 24 tiếng, bạn cần phải vệ sinh sạch lớp nền bể. Khi thay nước trong bể, bạn chỉ nên thay khoảng ⅓ lượng nước, mỗi tuần thay một lần. Nhiệt độ nước tốt nhất dành cho tép cảnh là khoảng 25 độ C.

Bổ sung cho tép

Trong quá trình nuôi tép, bạn cần phải chú ý bổ sung khoáng cho chúng. Bởi tép là loài giáp xác, qua quá trình lột vỏ thì kích thước của chúng sẽ tăng lên nên khoáng là vô cùng cần thiết. Điều này tác động giúp quá trình lột vỏ diễn ra nhanh hơn, nhanh cứng và không gây nguy hiểm cho tép.

Bên cạnh đó, để nuôi tép cảnh tại gia được khỏe mạnh nhất thì bạn cần phải bổ sung vitamin tổng hợp cho chúng. Các dưỡng chất này sẽ giúp tép được khỏe mạnh, phát triển tốt nhất.

Thức ăn

Nuôi tép cảnh tại gia cần chú ý đến nguồn thức ăn dành cho chúng. Tép là loài ăn tạp, chúng rất thích các loại cá bàng, lá dâu tằm, rau củ,… Mỗi tuần thì bạn cũng cần phải bổ sung thức ăn giàu đạm 1 lần. Không nên thả quá nhiều thức ăn giàu đạm vào trong bể, vì sẽ làm ô nhiễm nguồn nước và phát sinh sán, bọ.

Các loại lá, rau củ tươi thì bạn cần phải trần sơ qua trước khi cho tép cảnh ăn. Cũng cần cung cấp thêm cho tép cảnh các thức ăn dạng viên, như là vỏ đậu nành, tảo nhật, rau củ,… Bạn có thể tìm mua thức ăn công nghiệp dành cho tép cảnh ở các cửa hàng thủy sinh, vừa dễ sử dụng, dễ chia liều lượng tránh dư thừa.

Sau khi tép lột vỏ chúng có thể tự ăn vỏ như bổ sung thêm nguồn canxi. Hoặc là ăn xác những con tép đã chết, nhưng bạn chú ý không để điều này diễn ra vì sẽ làm lây lan dịch bệnh trong bể.

Trên đây là những chia sẻ của tepcanhdep về cách nuôi tép cảnh tại gia. Thực chất nuôi tép cảnh không quá khó, chỉ cần bạn chịu khó học hỏi và kiên trì thì sẽ sở hữu một bể tép cảnh tại gia hoàn hảo nhất.

logo-tepcanhdep

Nhài Nguyễn

Xin chào mình là Nhài Nguyễn đang là tác giả tại tepcanhdep.com cập nhật đầy đủ chi tiết nhất về cách nuôi, cách chăm sóc cho tép cảnh, tôm cảnh. Cập nhật tin tức, kiến thức giúp các bạn có thể nuôi, chăm 1 bể thủy sinh đầy tép cảnh đẹp

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*