Hướng Dẫn Nuôi Tép Cảnh Cần Những Gì Để Ít Bị Chết

theo-doi-tepcanhdep-tren-google-new
Hướng dẫn nuôi tép cảnh cần những gì để tạo môi trường sống tốt nhất

Nuôi tép cảnh không cần chuẩn bị quá nhiều thứ cầu kỳ, nhưng vẫn phải đảm bảo để tép cảnh có môi trường sống tốt nhất. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn nuôi tép cảnh cần những gì, để chúng được khỏe mạnh và phát triển tốt nhất.

Hướng dẫn nuôi tép cảnh cần những gì để tạo môi trường sống tốt nhất

Nuôi tép cảnh cần những gì nhỉ? Hãy cùng chúng tôi chú ý một số vật liệu, thiết bị để chuẩn bị môi trường sống tốt nhất dành cho tép cảnh nhé.

Bể Nuôi

Hướng dẫn nuôi tép cảnh cần những gì để tạo môi trường sống tốt nhất

Thật chất bể nuôi tép cảnh không cần đến một kích thước quá to. Bạn có thể chuẩn bị bể hình vuông, đẹp nhất là hình chữ nhật khoảng 30 đến 40cm là đã đủ rộng rãi, để cho các bé tép cảnh tha hồ vùng vẫy, phát triển.

Trang trí bể

Bên cạnh một môi trường sống cơ bản cho tép cảnh, trong bể bạn cần trang trí thêm những loại cây thủy sinh, gỗ lũa, rong thủy sinh,… Với các yếu tố này, sẽ tạo thành một môi trường sống tốt nhất dành cho tép cảnh. Hơn nữa, những vật trang trí trong bể này cũng giúp cho tép cảnh tránh hoảng sợ, ẩn nấp được khi gặp tình huống nguy hiểm. Bạn có thể tìm mua các thiết bị trang trí bể thủy sinh này ở các cửa hàng, hội nhóm trên mạng cũng bán rất nhiều.

Đất Nền Trong Bể

Nếu bạn đang thắc mắc nuôi tép cảnh cần những gì, chắc chắn không thể bỏ qua yếu tố đất nền. Đặc biệt là những loài tép cao cấp, thì đất nền lại cực kỳ quan trọng để đảm bảo độ pH ổn định. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại đất nền, nổi bật trong số đó là ADA, Gex đỏ, Akadama, hoặc Control soli,… Tùy thuộc vào mỗi loại tép cảnh, bạn cần chọn đất nền để ổn định được độ pH trong nước.

Điều kiện ánh sáng

Ánh sáng chính là một yếu tố không thể thiếu khi nuôi tép cảnh. Ánh sáng sẽ giúp tép cảnh có một môi trường sống hoàn hảo, là yếu tố tác động để nó lên màu được rực rỡ và thu hút hơn. Đặc biệt, ánh sáng còn giúp cho người nuôi dễ dàng quan sát và chăm sóc tép cảnh được chu đáo nhất.

Thiết bị trong bể nuôi

Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên những thiết bị trong bể nuôi tép cảnh nhé.

  • Thiết bị lọc đáy sẽ hỗ trợ lọc sạch các chất bẩn cũng như phần thức ăn dư thừa ở trên sỏi. Theo các chuyên gia, cùng những người chơi lâu năm khuyên rằng nên kết hợp lọc thác và lọc đáy để mang kết quả chất lượng nước tốt nhất cho tép.
  • Nếu bạn muốn bổ sung đài phun nước cho tép cảnh thì nên chọn đài phun nước dạng mưa. Bởi vì tép cảnh rất thích sống trong môi trường nước chảy, nhưng ở tốc độ nhẹ nhàng vừa phải.
  • Hiện nay trên thị trường cũng bày bán rất nhiều các loại cây thủy sinh, hỗ, đá trong trí ở trong bể tép cảnh.

Thức ăn cho tép cảnh

Thức ăn cho tép cảnh

Khi nuôi bất kỳ một con vật nào, kể cả tép cảnh thì thức ăn cũng là yếu tố tác động lớn đến sự phát triển khỏe mạnh của chúng. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại thức ăn dành cho tép cảnh, từ nguồn thức ăn tự nhiên như lá bàng, dâu tằm, rau củ luộc,… Cho đến các loại thức ăn được chế biến sẵn, đều cung cấp nguồn dinh dưỡng tốt cho tép cảnh.

Xem thêm: Cách Làm Thức Ăn Cho Tép Cảnh An Toàn, Đảm Bảo Dinh Dưỡng

Khoáng nuôi tép

Như chúng ta biết, tép là một loài giáp xác. Do đó, quy trình lột vỏ để phát triển là ngẫu nhiên. Do đó, bạn cần phải bổ sung khoáng chất để có đủ canxi hỗ trợ quá trình lột vỏ quả tép tốt nhất. Một số loại khoáng tốt cho tép như là khoáng cho Tép Mineral Plus của hãng Azoo, khoáng cho tép HB, khoáng tép Nuphar Mineral,…

Nguồn nước cho tép cảnh

Nước chính là yếu tố quan trọng để cho tép lên màu đẹp và sống khỏe mạnh nhất. Bởi vì tép là con vật vô cùng nhạy cảm với môi trường nước, nếu có bất kỳ thay đổi nào cũng tác động đến nó. Do đó, để đảm bảo một nguồn nước chất lượng, bạn cần chú ý thay nước định kỳ cho tép.

Theo các chuyên gia, chất lượng nước tốt nhất dành cho tép cảnh là có độ pH 5 – 8, độ cứng kH khoảng 1 – 6. Nếu độ pH mà cao hơn 7,5 thì sẽ có nhiều tác động nguy hiểm đến tép cảnh.

Trong quá trình nuôi, nếu bạn nhận thấy tép cảnh có những biểu hiện bơi yếu ớt, lờ đờ và mệt mỏi thì bạn cần thay nước lập tức cho chúng. Bởi vì rất có thể là do nguồn nước đã xuất hiện mầm bệnh, nếu không nhanh chóng xử lý sẽ khiến cho tép cảnh bị chết hàng loạt trong thời gian ngắn.

Hoặc là trường hợp màu của tép cảnh có sự thay đổi, nhạt đi thì chứng tỏ chất lượng nguồn nước cũng đang suy giảm. Việc cần làm lúc này là bạn hãy vệ sinh sạch các chất bẩn ở dưới lớp bền, thay khoảng ⅓ lượng nước ở trong bể.

Nhiệt độ

Nhiệt độ thay đổi sẽ làm cho tép cảnh có những phản ứng bất ngờ. Do đó, nếu mà nhiệt độ quá cao thì sẽ làm cho tép cảnh yếu đi và không thể sinh trưởng tốt nhất. Nhiệt độ lý tưởng chất để nuôi tép cảnh khoảng là 22 độ C cho đến 24 độ C.

Tham khảo: Top Những Loại Tép Cảnh Đắt Nhất Thế Giới

Hướng dẫn kinh nghiệm nuôi tép cảnh ít bị chết

Hướng dẫn kinh nghiệm nuôi tép cảnh ít bị chết

Để nuôi tép cảnh ít bị chết, sống khỏe mạnh nhất thì bạn cần lưu ý một số điều sau đây.

  • Tuyệt đối không được thả tép cảnh vào bể ngay khi mới mua về. Hãy giữ nguyên túi khoảng 15 phút trong bể, xong đó mới thả từ từ ra. Bởi nếu thay đổi quá đột ngột sẽ dẫn đến tép bị sốc nước và chết.
  • Thức ăn của tép cảnh thường là các loại rau củ quả, rong rêu, hoặc thức ăn công nghiệp sẵn,… Nhưng trước khi cho thức ăn mới vào, bạn cần hút sạch thức ăn cũ và bụi bẩn. Để tạo môi trường nước tốt nhất, không còn bị nhiễm khuẩn.
  • Bạn cũng không được thay nước 100% cho tép cảnh, chỉ khoảng 10% trong 1 tuần. Nếu trong trường hợp nhận thấy tép cảnh bị ngộ độc, hãy sục khí oxy ngay và thay nước liên tục để giải độc cho chúng.

Trên đây là những giải đáp của https://tepcanhdep.com/ về nuôi tép cảnh cần những gì. Hãy chuẩn bị đầy đủ những yếu tố này, để đảm bảo cho tép có môi trường sống tốt nhất nhé. Chúc bạn sở hữu một bể tép cảnh khỏe mạnh và đẹp nhất.

logo-tepcanhdep

Nhài Nguyễn

Xin chào mình là Nhài Nguyễn đang là tác giả tại tepcanhdep.com cập nhật đầy đủ chi tiết nhất về cách nuôi, cách chăm sóc cho tép cảnh, tôm cảnh. Cập nhật tin tức, kiến thức giúp các bạn có thể nuôi, chăm 1 bể thủy sinh đầy tép cảnh đẹp

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*