Nguyên Nhân Tép Cảnh Chết Và Một Số Bệnh Thường Gặp

theo-doi-tepcanhdep-tren-google-new
Tổng hợp những nguyên nhân tép cảnh chết

Tép cảnh là loài khá dễ nuôi, nhưng không có nghĩa là chúng luôn khỏe mạnh. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những nguyên nhân tép cảnh chết, bạn cần nắm được để nuôi tép cảnh khỏe mạnh nhất nhé.

Tổng hợp những nguyên nhân tép cảnh chết

Dưới đây là những nguyên nhân tép cảnh chết phổ biến nhất hiện nay.

Tép chết vì tuổi già

Tổng hợp những nguyên nhân tép cảnh chết

Thường thì loài tép cảnh sẽ có tuổi đời khoảng từ 12 cho đến 18 tháng. Do đó, dù bạn nuôi tép cảnh trong điều kiện sống vô cùng tốt, nhưng đến khoảng một thời gian chúng tuổi già thì vẫn bị chết. Vậy nên, một nguyên nhân tép chết phổ biến chính là do chúng “tuổi già sức yếu”.

Tép cảnh chết vì nhiễm độc

Cũng có rất nhiều các trường hợp tép cảnh chết vì bị nhiễm độc, có thể là do người nuôi đã sử dụng loại phân nước mới. Cũng là sử dụng liều lượng phân quá nhiều vào trong bể. Biểu hiện của tép bị nhiễm độc là chúng hoạt động kém linh hoạt, lờ đờ và thường chúc đầu xuống dưới.

Tép không lột được vỏ nên chết

Một nguyên nhân nữa thường gặp khiến tép cảnh bị chết đó chính là sự cố trong quá trình lột vỏ. Có thể là do tép cảnh bị thiếu iot, thiếu khoáng hoặc cũng có thể là thiếu thức ăn. Bởi vì giai đoạn tép cảnh lột vỏ là vô cùng nhạy cảm, do đó bạn cần phải bổ sung cho nó lượng thức ăn giàu iot và các chất khoáng. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại thức ăn sẵn cho tép cảnh, nó được chế biến từ tảo để nhằm bổ sung iot và canxi cho tép.

Nguyên nhân tép cảnh chết là do hàm lượng CO2 quá cao hoặc quá ít oxy

Bạn cũng cần phải biết một nguyên nhân nữa khiến tép cảnh bị chết là do hàm lượng CO2 quá cao hoặc quá ít oxy trong nước. Khi gặp phải trường hợp này, triệu chứng của tép cảnh sẽ thường là nó tập trung bơi trên mặt nước. Hoặc là nó có thể lướt theo dòng nước chảy ra từ máy lọc.

Khi bạn thấy tép cảnh gặp phải hiện tượng này, thì cần phải nhanh chóng tăng cường sục khí nhằm tăng cường oxy hòa tan trong nước. Hoặc là bạn cũng có thể thực hiện một số biện pháp khác để có thể giúp điều chỉnh giảm hàm lượng CO2 đang quá cao.

Chất lượng nước giảm làm cho tép cảnh chết

Khi chất lượng nước trong hồ giảm cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho tép cảnh chết. Có thể là do chủ nuôi đã bỏ bê tép, không thường xuyên làm sạch bể, vệ sinh hệ thống lọc,… Do đó tác động làm giảm chất lượng nước ở trong bể thủy sinh.

Khi nuôi tép cảnh, bạn cũng cần phải thường xuyên kiểm tra các hàm lượng có trong nước như là Amoniac và Nitrit. Ví dụ như chỉ cần tăng một lượng Amoniac, cũng là nguyên nhân khiến cho tép cảnh chết.

Nguyên nhân tép cảnh chết là do nuôi cùng cá hung dữ

Nguyên nhân tép cảnh chết là do nuôi cùng cá hung dữ

Nếu trong bể thủy sinh nhà bạn có tép và những loài cá khác. Đặc biệt cá có kích thước lớn thì tép cảnh bị tấn công cũng là điều đương nhiên. Khi đó, chẳng khác nào bạn thả tép cảnh vào để làm mồi cho những con cá. Vậy nên, khi muốn nuôi chung tép cảnh với cá, cần lựa chọn những loại cá hiền lành, kích thước nhỏ và sống thân thiện với tép.

Nguyên nhân tép chết là do mắc bệnh

Tép cảnh khá dễ nuôi, nhưng nó vẫn có thể mắc một số bệnh. Một số bệnh thường gặp ở tép cảnh như là bị đen mang, bị mềm vỏ, đốm trắng, bị nhiễm nấm, nhiễm khuẩn,… Do đó, người nuôi cần phải thường xuyên theo dõi tép cảnh, nếu có trường hợp bất thường cần tìm cách xử lý để chúng không bị mắc bệnh.

Tham khảo: 8+ Loại Tép Cảnh Dễ Nuôi Nhất, Không Cần Nhiều Kỹ Thuật

Một số loại bệnh mà tép cảnh thường mắc phải

Dưới đây là một số bệnh mà tép cảnh thường xuyên bị mắc phải, người nuôi cần đặc biệt chú ý không nó sẽ trở thành nguyên nhân tép cảnh chết.

Một số loại bệnh mà tép cảnh thường mắc phải

Bệnh đốm trắng

Nguyên nhân tép cảnh bị bệnh đốm trắng là do virus có tên Baculovirus gây nên. Dấu hiệu của bệnh này là sức ăn của tép bị giảm xuống, nghiêm trọng hơn là ngừng ăn. Nó sẽ hoạt động yếu đi, nằm một chỗ và bàng quang của tép cũng dễ bị bóc ra. Màu sắc của tép cảnh sẽ chuyển sang hơi đỏ hoặc là xỉn màu, bề mặt của nó xuất hiện nhiều đốm trắng trong thân.

Để tránh trường hợp tép cảnh bị bệnh đốm trắng, bạn cần tìm mua giống ở những địa chỉ uy tín. Không nên đổ nước trực tiếp vào bể nuôi mà cần thông qua bể lắng. Hơn nữa, trong quá trình nuôi tép cảnh cần bổ sung vitamin C vào thức ăn của chúng.

Xem thêm: Tổng hợp Cửa Hàng Tép Cảnh Đà Nẵng Uy Tín Nhất Hiện Nay

Bệnh nhiễm nấm

Một vấn đề nữa cũng thường gặp ở tép cảnh chính là bệnh nhiễm nấm. Nguyên nhân chính khiến cho tép cảnh bị nhiễm nấm đó chính là từ thức ăn, hệ miễn dịch kém và nội tạng bị nhiễm khuẩn.

Dấu hiệu nhận biết của bệnh nhiễm nấm chính là tép yếu dần đi. Nhất là thời điểm tép vừa lột vỏ, nó vô cùng nhạy cảm nên dễ bị nhiễm nấm. Khi bạn quan sát sẽ thấy những sợi xơ trắng mịn ở vùng đầu hoặc là bụng của tép cảnh.

Để giúp tép không bị nhiễm nấm, bạn cần kiểm tra chất lượng của nước nuôi thường xuyên. Bên cạnh đó, cần lựa chọn nguồn thức ăn sạch sẽ, còn tươi và không nhiễm nấm cho tép. Cũng cần thường xuyên bổ sung nhiều chất dinh dưỡng như là lá bàng khô, rau củ, dưa leo để cho tép tăng cường hệ miễn dịch.

Bệnh ký sinh trùng

Bệnh ký sinh trùng không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của tép, nhưng làm chúng xấu đi. Nguyên nhân chính khiến cho tép cảnh bị bệnh ký sinh trùng là do nguồn nước bị ô nhiễm, làm cho ký sinh trùng phát triển mạnh.

Hội chứng đuôi cong

Nguyên nhân chính xuất hiện hội chứng đuôi cong ở tép chính là do thiếu chất dinh dưỡng, tép bị stress, nhiệt độ nước cao. Hoặc cũng có thể là mất cân bằng kali, xuất hiện vi khuẩn và độc tố ở trong nước.

Dấu hiệu nhận biết khi tép bị hội chứng này là giống như nó bị chuột rút khi bơi. Khiến cho tép di chuyển chậm chạp và rất khó khăn. Để hạn chế được tình trạng này bạn cần thường xuyên kiểm tra nhiệt độ nước trong bể, điều chỉnh các thông số cho phù hợp với dòng tép đang nuôi. Cũng như là cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho tép, bổ sung các thức ăn như dưa leo, tảo, bàng khô, rong rêu,… Trong trường hợp tép bị mất cân bằng kali, hãy sử dụng Kali sulphate cho bể nuôi, liều dùng cứ 11gr cho 40L nước.

Trên đây là những chia sẻ của tepcanhdep.com về nguyên nhân tép cảnh chết. Rất mong rằng với kiến thức này, sẽ giúp cho bạn biết cách chăm sóc tép cảnh được khỏe mạnh và đẹp nhất.

logo-tepcanhdep

Nhài Nguyễn

Xin chào mình là Nhài Nguyễn đang là tác giả tại tepcanhdep.com cập nhật đầy đủ chi tiết nhất về cách nuôi, cách chăm sóc cho tép cảnh, tôm cảnh. Cập nhật tin tức, kiến thức giúp các bạn có thể nuôi, chăm 1 bể thủy sinh đầy tép cảnh đẹp

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*