Hướng Dẫn Setup Hồ Nuôi Tép Cảnh Từ Cơ Bản Nhất

theo-doi-tepcanhdep-tren-google-new
Hướng dẫn setup hồ nuôi tép cảnh từ cơ bản nhất

Nuôi tép cảnh là thú vui tao nhã của nhiều người và ngày càng phổ biến. Hồ nuôi tép cảnh được ví như ngôi nhà thu nhỏ, chứa đựng sở thích của họ. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn các setup hồ nuôi tép cảnh từ cơ bản nhất.

Mục Lục

Những yếu tố không thể thiếu trong hồ nuôi tép cảnh

Hướng dẫn setup hồ nuôi tép cảnh từ cơ bản nhất

Không phải ai cũng biết cách setup hồ nuôi cá cảnh khoa học, hợp lý, nhất là những người mới bắt đầu chơi. Trong một hồ nuôi tép cảnh thì cần đảm bảo các yếu tố như là kích thước hồ, đất nền, lọc, đèn, cây thủy sinh, đồ trang trí,…

Kích thước hợp lý của hồ nuôi tép cảnh

Kích thước chuẩn phù hợp với hồ nuôi tép cảnh là 60x40x40 cm, hoặc có thể là nhỏ hơn như 30x30x40 cm. Kích thước hồ nuôi tép kiểng cũng phụ thuộc vào sở thích hoặc là diện tích trưng bày của người chơi.

Khi chọn hồ nuôi cá cần phải đảm bảo tiêu chí đẹp và phù hợp, dễ làm cho bạn chăm sóc và quan sát chúng. Một loại bể nuôi tép được nhiều người lựa chọn là bể cubic có kích thước 20,30. Hoặc những người chơi có điều kiện có thể lựa chọn bể chữ nhật 60 để chơi (633,644). Nhưng chú ý rằng không nên chọn bể tép quá 60cm, nó sẽ làm bạn khó khăn trong việc chăm sóc.

Đèn trong hồ nuôi tép cảnh

Không nhất thiết là cần chọn những loại đèn quá đắt tiền, hiện nay giá thành chỉ khoảng 120.000 vnd cho đến 220.000 vnđ. Với giá này là bạn đã có thể sắm được một cái đèn máng led cho bể 30 và 60. Việc lựa chọn đèn trong hồ nuôi tép cảnh cũng phụ thuộc vào các vật trang trí khác. Như bạn lựa chọn các loại cây thủy sinh đắt tiền như bucep hay một số loại cây cần ánh sáng thì tất nhiên cần đèn led xịn sò.

Lọc

Tùy vào kích thước của hồ nuôi tép cảnh bạn sẽ chọn hệ thống lọc cho thật phù hợp. Nếu là bể kích thước nhỏ thì nên chọn kiểu lọc thác hoặc bio. Còn bể có kích thước to thì nên chơi kiểu lọc thùng hay lọc treo, hoặc cũng có thể là lọc phụ cũng được. Nhớ kèm theo đó là một cục sủi oxy hoặc một cái lọc bio. 

Lời khuyên của những người chơi thủy sinh lâu năm là dù kiểu lọc nào thì cũng nên kèm thêm lọc bio. Cũng có thể đầu tư thêm máy sủi oxy loại tốt để không phát ra nhiều âm thanh ồn ào. Hiện nay trên thị trường có các hệ thống lọc thủy sinh bằng nham thạch, sứ, bông,… Chỉ cần đảm bảo rằng nó không thay đổi độ pH trong bể tép cảnh là được.

Đất nền

Đất mới mua về bạn không được đổ vào hồ này, mà cần ngâm với nước sạch 3 ngày dưới ánh nắng. Mỗi ngày cần thay nước một lần, kèm theo đó là bổ sung vi sinh mỗi lần ngâm, nhưng ngày thứ 3 không cần. Tiếp đến là đổ ra phơi cho đến khi đất nền khô hẳn.

Với cách làm này sẽ giúp cho đất nền giảm tối đa lượng độc tố và các chất dinh dưỡng thừa xuống mức tối thiểu nhất. Bên cạnh đó còn có thể diệt trứng sán ở trong đất. Nhờ đó mà đổ đất nền vào hồ thủy sinh không làm gây bệnh.

Đất nền nuôi tép phổ biến là những loại đất nền có tác dụng làm ổn định độ pH là chính, mức dưỡng thì từ trung bình đến cực kỳ thấp. Nếu bạn có điều kiện tài chính, có thể đầu tư đất nền ADA. Không thì vẫn có thể lựa chọn đất nền chi phí phải chăng hơn như là akadama, control soli, gex đỏ.

Nhưng chú ý là mỗi loại tép thì phù hợp với độ pH khác nhau, chính vì thế bạn cần lựa chọn đất nền cho phù hợp nhất. Có loại tép RC có thể sống tốt ở nền trộn, với những loại tép khác thì nên dùng nền công nghiệp.

Xem thêm: 8+ Loại Tép Cảnh Dễ Nuôi Nhất, Không Cần Nhiều Kỹ Thuật

Cây trồng trong hồ nuôi tép cảnh

Cây trồng trong hồ nuôi tép cảnh

Trong hồ nuôi tép cảnh, bạn nên chọn những loại cây thủy sinh dễ sống và cũng không yêu cầu quá cao về dinh dưỡng. Một số cây được lựa chọn nhiều như là rong đuôi chồn, rong đuôi chó, rêu, ráy, sen tiger,…

Đồ trang trí trong bể tép

Nếu bạn muốn sở hữu một bể tép sinh động và mới mẻ, nên chọn thêm các đồ trang trí hoặc là đồ chơi dành cho tép. Ví dụ như là lũa chola, vừa làm nơi trú ẩn, tép vừa ăn được.

Yếu tố khác

Khi bắt đầu nuôi hồ tép thủy sinh, bạn cũng cần chuẩn bị nhiều yếu tố khác như là bột chuyên dụng cho tép, khoáng, thức ăn cho tép (dạng khô, viên rau bina, atermia sấy khô,…). Hoặc các loại thức ăn tươi cho tép như là dâu, cà rốt, dưa hấu,… Và không thể thiếu đó chính là vitamin tổng hợp cho tép cảnh.

Hướng dẫn về cách làm hồ thủy sinh cho tép cảnh

ướng dẫn về cách làm hồ thủy sinh cho tép cảnh

Bạn cần để bình thủy sinh thật ngay ngắn, sau đó trải phân nền một lớp bằng phẳng, tuyệt đối không được trải nhấp nhô. Khi đã trải nền xong thì tiến hành cho nước, rêu, cây thủy sinh vào bể. Lưu ý không được quá rườm rà, càng đơn giản càng tốt. Sau đó bắt đầu khởi động hệ thống đèn và lọc, rồi cho chạy quạt giải nhiệt. Và cuối cùng là gắn nhiệt kế để giúp hồ có nhiệt độ cho tép phát triển tốt.

  • Lọc bể tép sẽ chạy hằng ngày 24/24.
  • Đèn trong bể tép nên bật khoảng 8 tiếng / 1 ngày.
  • Tiến hành chạy lọc và bổ sung thêm một ít vi sinh để giúp hệ vi sinh phát triển nhanh hơn. Sau 1 ngày thì thay nước 50% , được 3 ngày sau thay 50% nước. Cho đến ngày thứ 6 thì thay nước 30%, ngày thứ 7 thì bạn cần thực hiện đo độ PH, TDS. Khi đã đạt được độ chuẩn thì hãy thả tép cảnh vào hồ nhé.
  • Tiếp đó là cho thêm nước, thêm rêu và các loại cây thủy sinh đơn giản sắp xếp vào hồ. Bạn cần chú ý là không nên dùng các loại lọc đáy, khoáng cục, máy làm mát ở trong hồ tép.

Tham khảo: Hướng Dẫn Kỹ Thuật Nuôi Tép Cảnh Đẹp, Khỏe Mạnh Nhất

Cách thả tép vào hồ thủy sinh mới

Sau khi bạn mua tép cảnh về, cần giữ nguyên nó ở trong bịch và đặt luôn bịch đó vào hồ khoảng 15 phút để nó làm quen với nhiệt độ. Sau đó mới thả cho tép cảnh bơi ra ngoài, tắt đèn để cho chúng phục hồi và nghỉ ngơi.

Được khoảng 4 tiếng thì bạn cho tép cảnh ăn lần đầu tiên. Nhớ rằng hãy vớt thức ăn thừa, cặn bẩn thường xuyên để tép có môi trường sống khỏe mạnh nhất nhé. Mỗi tuần thay nước đều đặn 1 lần, chỉ thay khoảng 30% nước trong bể. Sau khi thay nước thì cũng cần bổ sung thêm các chất khoáng và dinh dưỡng để bù vào lượng đã mất.

Trên đây là những chia sẻ của https://tepcanhdep.com/ về cách setup hồ nuôi tép cảnh chi tiết nhất. Chắc chắn với các kiến thức chúng tôi chia sẻ, các bạn sẽ hiểu và áp dụng để có một hồ nuôi tép cảnh đẹp, chuẩn nhất.

5/5 - (1 bình chọn)
logo-tepcanhdep

Nhài Nguyễn

Xin chào mình là Nhài Nguyễn đang là tác giả tại tepcanhdep.com cập nhật đầy đủ chi tiết nhất về cách nuôi, cách chăm sóc cho tép cảnh, tôm cảnh. Cập nhật tin tức, kiến thức giúp các bạn có thể nuôi, chăm 1 bể thủy sinh đầy tép cảnh đẹp

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*