Cách Nuôi Tép Cảnh Sinh Sản Đúng Kỹ Thuật Nhất

theo-doi-tepcanhdep-tren-google-new
Quá trình sinh sản thông thường của tép cảnh

Bên cạnh việc nuôi tép cảnh để trang trí, nhiều người cũng muốn để chúng sinh sản. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn cách nuôi tép cảnh sinh sản đúng chuẩn kỹ thuật nhất.

Quá trình sinh sản thông thường của tép cảnh

Quá trình sinh sản thông thường của tép cảnh

Đến mùa giao phối, tép cảnh cái sẽ xuất hiện tam giác trứng màu vàng ở phần lưng. Nó sẽ phát ra một chất đặc biệt để thu hút tép cảnh đực đến giao phối. Quá trình giao phối của tép kiểng khá nhanh, chỉ khoảng vài giây.

Trứng sau khi đã được thụ tinh thì chuyển xuống phần bụng của nó. Tép cái sẽ mang thai từ 14 cho đến 21 ngày, trứng của nó có màu trắng đen, đây cũng chính là mắt của tép con. Thường thì tép cảnh mới nở sẽ sở hữu màu trong suốt hoặc là màu nhạt, kích thước rất nhỏ chỉ khoảng 1mm.

Cách phân biệt giới tính của tép cảnh

Cách phân biệt giới tính của tép cảnh

Tất nhiên nếu muốn nuôi tép cảnh để sinh sản, điều cần thiết là phân biệt được giới tính của nó. Nhưng để phân biệt được giới tính của tép cảnh không hề dễ dàng, nhất là với những người mới chơi.

  • Tép cảnh đực: Kích thước của nó khá nhỏ, phần đuôi hẹp và dài và màu sắc cũng tương đối nhợt nhạt.
  • Tép cảnh cái: Sở hữu màu sắc đẹp, rực rỡ hơn so với các con đực. Trong thời điểm sinh sản, lưng của nó sẽ có một vùng màu vàng, đó chính là trứng tép. Vùng này được dân chuyên nghiệp gọi là trứng lưng hoặc là tam giác trứng.

Xem thêm: 8+ Loại Tép Cảnh Dễ Nuôi Nhất, Không Cần Nhiều Kỹ Thuật

Điều cần biết về cách nuôi tép cảnh sinh sản

Để biết cách nuôi tép cảnh sinh sản, bạn cần nắm được các điều sau đây.

Điều cần biết về cách nuôi tép cảnh sinh sản

Cách nuôi tép cảnh sinh sản trong môi trường nước phù hợp

Tép kiểng là loài khá nhạy cảm với môi trường nước ở trong bể hoặc là hồ. Đây cũng chính là yếu tố ảnh hưởng lớn đến màu sắc và sức khỏe của tép cảnh. Theo lời khuyên của những người nuôi tép cảnh chuyên nghiệp thì nên duy trì nguồn nước từ 5 – 7.5, còn độ cứng là 1-6kH. Điều kiện nước như này sẽ rất thích hợp để cho tép cảnh sinh sản và phát triển tốt.

Bạn cũng cần chú ý là tép cảnh sinh sản nên ở trong nước có nhiệt độ dưới 28 độ C. Bởi nếu nhiệt độ hồ nước quá cao thì rất khó để cho chúng đẻ. Hơn nữa là còn ảnh hưởng đến sắc của tép, khiến nó chậm phát triển.

Thức ăn

Bạn cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho tép cái phát triển lưng trứng. Cần cung cấp cho chúng các loại thức ăn yêu thích như là giun đỏ, tảo, rêu, khoáng có trong nền,…Đây cũng là điều kiện để tép tạo được nhiều trứng nhất.

Nhất là trong giai đoạn sau giao phối và ôm trứng, tép cái cần được chăm sóc một cách đặc biệt hơn để đảm bảo sinh sản tốt nhất. Bởi vì tép cảnh có sở thích là tìm kiếm thức ăn ở dưới đáy hồ, nên bạn có thể dùng đất nền khi setup bể nuôi tép cảnh sinh sản.

Phụ kiện trong hồ

Để giúp tép có thể thích nghi và sống quen trong môi trường hồ nước. Bạn cần hạn chế việc thay nước, hoặc nếu cần thay thì chỉ khoảng ⅓ lượng nước thôi. Sử dụng các loại lọc thác và lọc đáy để thì sẽ giúp hồ thủy sinh luôn được sạch sẽ.

Nên chọn những chiếc bể nuôi cá tép cảnh sinh sản có kích thước lớn. Vì sẽ giúp cho tép cảnh có đủ không gian cho đàn con sắp sinh ra, không nên tách đàn khi tép còn quá nhỏ.

Sau quá trình giao phối thành công, xu hướng của tép cái sẽ là thích ẩn nấp để bảo vệ trứng của mình. Do đó, bạn cần bổ sung thêm vào bể những nơi cho chúng tiện trú ẩn như là ống gốm, cây thủy sinh,…

Ngoài ra, cùng cần bổ sung thêm loại đèn nuôi tép cơ bản, giúp bạn dễ dàng quan sát và chăm sóc cho chúng kỹ càng hơn. Hơn nữa, loại đèn này còn giúp cho tép cảnh lên màu cơ thể được đẹp nhất.

Chăm sóc cho tép con mới nở

Tép con mới nở ra có kích thước siêu nhỏ, chỉ khoảng 1mm. Thức ăn chính của chúng là chất khoáng có trong lớp nền, hoặc là các loại trong tảo trong bể. Nhưng bạn cũng cần bổ sung thêm cho chúng các loại thức ăn bằng thực vật như là rau củ, lá cây, dưa hấu,… Tần suất cho ăn các loại này là mỗi tuần từ 1 đến 2 lần là đủ.

Lưu ý để nuôi tép cảnh không bị chết

Lưu ý để nuôi tép cảnh không bị chết

Để nuôi tép không bị chết, bạn cũng cần biết một số điều sau:

  • Khi mới bắt tép về nuôi. bạn không nên thả chúng vào bể ngay. Giữ nguyên bịch tép như vậy khoảng 15 phút, sau đó mới từ từ đổ vào để chúng quen dần với môi trường mới. Tránh thả ngay thì tép sẽ bị sốc môi trường, nghiêm trọng nhất là dẫn đến chết.
  • Các loại thức ăn chủ yếu của tép cảnh chính là rong rêu, viên tảo, cùng với dưa leo, cà rốt, lá dâu,… Trước khi cho thức ăn mới vào trong bể, bạn cần làm sạch, hút tất cả thức ăn và bụi bẩn thừa bẩn đảm bảo không bị nhiễm khuẩn.
  • Khi thay nước trong bể, chỉ nên thay khoảng 10% trong một tuần. Trong trường hợp bạn thấy tép chui xuống một góc rồi lại bơi lên nhanh thì rất có thể nó bị ngỗ độc, cần sục khí oxy ngay và thay nước liên tục.

Trên các là cách nuôi tép cảnh sinh sản đúng chuẩn kỹ thuật mà tepcanhdep.com muốn chia sẻ đến cho bạn. Rất mong rằng với các kiến thức này, sẽ giúp bạn sở hữu bể tép cảnh sinh sản đẹp và khỏe mạnh nhất.

logo-tepcanhdep

Nhài Nguyễn

Xin chào mình là Nhài Nguyễn đang là tác giả tại tepcanhdep.com cập nhật đầy đủ chi tiết nhất về cách nuôi, cách chăm sóc cho tép cảnh, tôm cảnh. Cập nhật tin tức, kiến thức giúp các bạn có thể nuôi, chăm 1 bể thủy sinh đầy tép cảnh đẹp

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*