Tép Cảnh Nị Nấm, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị

theo-doi-tepcanhdep-tren-google-new
Dấu hiệu nhận biết và cách chữa trị tép cảnh bị nấm

Tép cảnh được đánh giá là một trong những loài không yêu cầu quá cao khi nuôi, nhưng nó vẫn có thể mắc những bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe. Tép cảnh bị nấm cũng chính là vấn đề mà nhiều người chơi thủy sinh lo ngại. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn các dấu hiệu, cũng như cách chữa trị tép cảnh bị nấm.

Dấu hiệu nhận biết và cách chữa trị tép cảnh bị nấm

Dấu hiệu nhận biết và cách chữa trị tép cảnh bị nấm

Tép cảnh bị nấm cũng là một vấn đề thường xuyên xảy ra ở loài này. Do đó, bạn cần phải thường xuyên theo dõi chúng, để phát hiện kịp thời và tìm cách chữa trị cho tép cảnh.

Dấu hiệu khi tép cảnh bị nấm

Nấm là một trong những loại bệnh thường gặp ở tép cảnh, do đó người nuôi cần phải theo dõi chúng thường xuyên. Trong quá trình nuôi, tép cảnh có thể bị nhiễm nấm do nguồn thức ăn không đảm bảo, hoặc là môi trường nước xuống cấp. Thường thì những con tép có sức đề kháng tốt thì chúng có thể tự khỏi nấm. Nhưng với những con sức đề kháng yếu, cũng rất có thể xảy ra trường hợp chết do nấm.

Tép sẽ dễ bị nấm trong giai đoạn sức đề kháng của chúng yếu, nhất là khi lột vỏ. Nếu chúng ta quan sát bằng mắt thường, sẽ thấy những sợi màu trắng xuất hiện ở đầu hoặc là phần bụng của tép.

Cách để điều trị bệnh nấm cho tép

Bởi bì bệnh nấm thường xuất hiện ở tép cảnh, nên bạn cần nắm được cách điều trị cho nó.

  • Bước 1: Đầu tiên bạn cần cách ly những con tép bị nhiễm bệnh sang bể khác, tránh bị lây lan cả đàn.
  • Bước 2: Sau đó bạn cần tiến hành vệ sinh hồ tép, thay khoảng 30% lượng nước ở trong hồ. Tăng cường sức đề kháng của tép trong hồ bằng cách là bổ sung thêm vitamin C vào thức ăn hằng ngày cho chúng.
  • Bước 3: Với những con tép đã xuất hiện tình trạng bị nhiễm nấm nặng thì bạn cần điều trị nhanh chóng. Bạn có thể tham khảo và sử dụng một trong ba loại thuốc sau điều trị cho tép. Như là Thuốc JBL Fungol, xem thông tin trên bao bì để dùng liều cho đúng, Hoặc là thuốc Xanh Methylene với liều dùng là khoảng 3-4mg cho 1L nước. Bạn cũng có thể tham khảo thuốc Malachite Xanh lá với liều dùng là 0.05mg cho 1 lít nước trong vòng 7 ngày, đồng thời thay 50% nước mỗi ngày.

Cách để phòng bệnh nấm cho tép

Bởi bị bệnh nấm ở tép xuất hiện và do nguồn thức ăn và môi trường sống tác động. Do đó, bạn cần phải chú ý để các yếu tố này để tép không bị nhiễm nấm.

  • Thường xuyên kiểm tra, vệ sinh hồ nước và nhớ thay nước định kỳ. Lưu ý rằng, mỗi lần thay nước bạn chỉ được thay khoảng 30% lượng nước ở trong hồ.
  • Tăng cường sức đề kháng cho tép cảnh bằng cách cho ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. Từ nguồn thức ăn tự nhiên như lá dâu tằm, lá bàng, rau củ quả. Đến các loại thức ăn dạng viên, công nghiệp được bán nhiều trên thị trường. Bạn cũng đừng quên bổ sung cho tép cảnh các vitamin, khoáng chất để tép khỏe mạnh nhất.
  • Trước khi cho tép ăn, cần kiểm tra kỹ lưỡng chất lượng, với thức ăn tươi thì cần trần sơ trước khi cho tép ăn.
  • Nên chọn tép giống ở những nơi uy tín, đảm bảo chất lượng để quá trình nuôi được dễ dàng hơn.

Xem thêm: Top Những Loại Tép Cảnh Đắt Nhất Thế Giới

Một số bệnh thường gặp khác ở tép cảnh

Một số bệnh thường gặp khác ở tép cảnh

Bên cạnh tình trạng tép cảnh bị nấm, nó cũng xuất hiện các bệnh thường gặp sau.

Tép bị mang đen

Thường thì những con tép cảnh bị mang đen thì chúng sẽ hoạt động chậm chạp và thụ động. Đặc biệt là tép sẽ chán ăn và thường thích trốn ở một góc. Để khắc phục được tình trạng tép bị mang đen, bạn cần phải bổ sung vitamin để nâng cao sức khỏe cho chúng. Đặc biệt là cần tăng lượng khoáng lên 40%, giúp cho tép loại trừ mang đen và cũng lột vỏ tốt nhất.

Tép chết lai rai

Tép chết lai rai có thể là do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng thường là do vệ sinh bể tép không được sạch sẽ, bởi chất thải trong hồ quá nhiều nên làm cho nồng độ NO3 trong nước tăng cao. Để khắc phục được tình trạng tép cảnh bị chết lai rai, bạn cần phải thay nước cho tép hằng tuần. Cũng như là vệ sinh định kỳ bể tép, khử NO3 định kỳ.

Tép bị mềm vỏ

Trong quá trình nuôi, sẽ có trường hợp tép cảnh bị mềm vỏ. Khi vớt tép lên, bạn sẽ thấy vỏ của chúng mềm nhũn, không lột vỏ được dẫn đến chết. Hoặc là khi mới lột vỏ, lớp vỏ mới không cứng nhanh, nên bị sẽ các yếu tố khác tác động làm cho tép bị chết.

Cách khắc phục tình trạng tép bị mềm vỏ là bổ sung cho chúng các khoáng có chứa canxi-sodium. Hoặc là bạn có thể khắc phục tình trạng tép bị mềm vỏ bằng cách là cho tép ăn thức ăn đặc biệt, nhiều dưỡng chất tốt.

Tép bị thiếu khoáng

Biểu hiện của tép bị thiếu khoáng chính là làm chúng bị hở cổ, không lột vỏ được nên bị chết. Do đó, bạn cần phải bổ sung khoáng nước và khoáng bột cho tép. Cũng cần lưu ý thức ăn có chứa chất đạm vừa phải, bởi nếu tép lớn quá nhanh, sẽ không đủ khoáng cung cấp cho vỏ.

Trên đây là những chia sẻ của tepcanhdep.com về dấu hiệu và cách điều trị tép cảnh bị nấm. Rất mong rằng với các kiến thức này, sẽ giúp cho bạn nuôi tép cảnh luôn được khỏe mạnh nhất.

logo-tepcanhdep

Nhài Nguyễn

Xin chào mình là Nhài Nguyễn đang là tác giả tại tepcanhdep.com cập nhật đầy đủ chi tiết nhất về cách nuôi, cách chăm sóc cho tép cảnh, tôm cảnh. Cập nhật tin tức, kiến thức giúp các bạn có thể nuôi, chăm 1 bể thủy sinh đầy tép cảnh đẹp

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*